Tuesday, June 30, 2009

Oplan 39 Chiến Tranh Tâm Lý 131

Dưới vĩ-tuyến 17, dọc theo hải phận Việt-Nam, ngoài khơi Ðà-Nẵng có một đảo nhỏ tên là cù-lao Chàm, người Hoa-Kỳ gọi là Paradise island (Hải-ÐảoThần-Tiên). Ðảo này trở nên phần đất tự-do cho những người dân sống dọc theo bờ biển miền Bắc Việt-Nam bị bắt cóc đem đến đảo trongphong trào Gươm-Thiêng Ái-Quốc.

Trước hết, kế-hoạch 39 (OP 39) xây dựng trên đảo những làng nhỏ theo khuôn mẫu những làng dọc theo bờ biển Bắc Việt-Nam. Phải nói là giống y hệt, đơn vị SOG để ý đến từng chi tiết nhỏ. Vấn đề là làm sao đem những người dân miền Bắc đến đảo và cho họ tin rằng vẫn còn sống trênđất Bắc. Ðể thực hiện điều này, đơn vị SOG lập một đơn vị Biệt-Hải cho phong-tràoGươm-Thiêng Ái-Quốc. Bắt đầu từ tháng Năm 1964, những chiếc tầu võ trang không tên xâm nhập vào hải phận miền Bắc Việt-Nam, bắt cóc ngư-dân miền Bắc và đưa họ đến cù-lao Chàm. Nhân viên thủy thủ trên những chiếc tầu bí mật đó đều nói giọng miền trung hoặc bắc Việt-Nam, nhiều người di cư vào nam trong năm 1954. Trên tầu có treo cờ của phong-trào Gươm-Thiêng Ái-Quốc và thủy thủ đoàn tự xưng là hội viên của phong trào.

Những hoạt-động biệt-hải là sự kết hợp giữa hai kếthoạch 39 và 37. Ban Cố-Vấn Hải-Quân là tên mật cho kếhoạch 37 nằm tại Ðà-Nẵng. Nhóm này trông nom tầu bè, nhân viên thủy thủ biệt phái cho phong trào Gươm-ThiêngÁi-Quốc trong những hải vụ bắt cóc thường dân ngoài miền Bắc. Thiếu-Tá Roger McElroy, một trong số rất ít người Hoa-Kỳ đã thực sự ra đến miền Bắc trong một hảivụ kể trên. Ông ta kể rằng những chiếc tầu đó được đóng bằng gỗ để tránh bị radarkhám phá và dấu ở Ðà-Nẵng
chứ không để trên đảo... Thỉnh thoảng tôi đi theo toán biệt-hải, lúc lên tầu tôi mặc quần áo ngụy trang, đội lưới che mặt và không đem theo giấy tờ hay vật dụng gì chứng minh tôi là người Hoa-Kỳ. Khi vào đến hải phận miền Bắc Việt-Nam, McElroy không được lên trên bong tầu, nhiệm vụ của ông ta là liên lạc với lực lượng hải-quân Hoa-Kỳ đang hiện diện ngoài khơi vịnh Bắc Việt.

Khi bắt được ngư dân hoặc thường dân nơi bờ biển, họ được cho biết là nằm trong tayphong trào Gươm-Thiêng Ái-Quốc, một phong-trào yêu nước và họ sẽ được đưa đến phần đất đã được giải-phóng dọc theo bờ biển. Những người bị bắt cóc sau đó được cho biết là vì lý do an ninh nên phải bịt mắt lại và đưa xuống dưới hầm tầu. Khi đến cù-lao Chàm, họ được đưa lên trên bong tầu, gỡ băng che mắt ra, và trước mắt họ là một làng đã được giải phóng ... dường như đâu đó ở ngoàiBắc. Ðó mới là phần đầu, những ngày sau đó là phần tuyên truyền, nhồi sọ.

Theo Ðại-Tá Don Blackburn, một trong những ông trùm trong đơn vị SOG 'Mục đích của kế-hoạch 39 này là làm cho họ tin rằng đang ở trong một làng giải-phóng ở miền Bắc. Khi trả họ về, họ sẽ loan tin là lực lượng kháng chiến có thật và đã giải phóng nhiều vùng ở ngoài Bắc'. Những người bị bắt cóc sẽ sống trên đảo khoảng ba tuần lễ. Trong thời gian đó họ chỉ gặp những người nói giọng miền Bắc, họ ăn uống, nói chuyện về đời sống dưới chế độ cộng-sản, những điều về phong trào Gươm-Thiêng Ái- Quốc. Có người được đưa đi thăm những làng ở trên đồi, gây cho họ ý-tưởng về những căn cứ kháng chiến nằm sâu trong vùng rừng núi ngoài Bắc. Jack Singlaub thay Blackburn kể thêm 'Chúng tôi lo cho họ rất chu đáo, người nào cũng mập ra, chữa bệnh cho họ làm cho họ cảm thấy sống trong vùng kháng chiến sướng hơn dưới chế độ cộngsản. Chúng tôi lấy tin tức từ những người bị bắt cóc và cho họ biết những xấu-xa suy-đồi của giới lãnh đạo Hà-Nội. Những ngư dân đôi khi cho biết về những viên chức tham nhũng ngoài Bắc. Ðài Gươm-Thiêng Ái-Quốc nêu đích danh tên tuổi những giới chức tham-ô, lạm dụng quyền lực của địch rất chính xác, gây sự nghi ngờ trong nội bộ chính quyền miền Bắc.

Trong những ngày cuối cùng ở cù-lao Chàm, họ được dặn dò liên lạc với phong tràoGươm-Thiêng Ái-Quốc điạ phương. Họ được trao qùa lưu niệm, những đồ dùng khan hiếm ở ngoài Bắc và máy radio để nghe đài Gươm-Thiêng Ái-Quốc. Sau đó họ được đưa trả về làng cũ bằng cách như lúc họ bị bắt cóc đưa đến Hải-Ðảo Thần-Tiên (Paradise island) hay cù-lao Chàm.

Năm 1966 là năm hoạt động mạnh nhất, 353 ngư dân hoặc thường dân ngoài Bắc được đưa đến cù-lao Chàm. Từ năm 1964 đến 1968, tất cả 1003 người được phong trào Gươm-Thiêng Ái-Quốc 'truyền giáo'. Kế hoạch 39 có nhiều cách làm việc rất độcđáo... như chuyện tiểu thuyết. Trong những hải vụ xâm nhập, thỉnh thoảng cũng có đụng độ với tầu tuần-duyên Bắc Việt. Trong trường hợp này, phe ta bắt được tù binh chứ không phải bắt cóc thường dân. Tù binh sẽ bị đưara tòa án Gươm-Thiêng Ái-Quốc bị khép tội chống lại quê-hương của họ và lãnh án tử hình. Tuy nhiên bản chất của phong-trào Gươm-ThiêngÁi-Quốc là phụng-sự hòabình, do đó tù-nhân được ân xá và được đối xử nhân đạo như bao người khác trên đảo. Những tù binh này sẽ được rỉ tai, nhồi sọ kỹ hơn và trước khi được trả về làng cũ, đương sự phải viết giấy thú tội, thề sẽ trung thành với phong trào.

Trường hợp khác, đối với những ai có thiện chí, muốn hợp tác, họ sẽ được chọn lọc, huấn luyện thêm để làm việc cho phong trào. Khi trở về lại nguyên quán họ sẽ hoạt động ngầm, quảng bá cho quần chúng về phong trào Gươm-Thiêng Ái-Quốc. Những người thực sự muốn ở lại phần đất tự do, sẽ được gửi vào miền Nam sống trong những khu định cư dành cho hồi chánh viên.

Ðơn vị SOG thúc đẩy phongtrào Gươm-Thiêng Ái-Quốc hoạt động mạnh hơn, xúi-dục dân chúng miển Bắc võ trang chống lại chế độ hoặc tổ chức ám-sát giới chức lãnh đạo. Tất cả mọi dự án đều không được Washington chấp thuận. Tài liệu đã hết hạn bảo mật cho biết, Washington có bốn trở ngại. Thứ nhất bành trướng phong trào Gươm-Thiêng Ái-Quốc sẽ vi phạm đến những điều luật trong kế hoạch chống lại nhà cầm quyền Hà-Nội. Thứ hai, Washington e ngại phong trào sẽ đi quá trớn, rất khó kiểm soát. Thứ ba, sự khủng hoảng ngoài Bắc có thể làm Hà-Nội phản ứng mạnh mẽ bằng cách xua quân vào chiếm miền Nam. Thứ tư trường hợp chế độ miền Bắc suy-xụp, rất có thể Trung Cộng sẽ nhẩy vào vòng chiến như trong trận chiến tranh Triều Tiên.

Song-song với đài Gươm-Thiêng Ái-Quốc, kế hoạch 39 tạo nên nhiều đài phát thanh'đen' khác. Ðài Tiếng Nói Tự-Do (Voice Of Freedom), đài này thường đọc tin tức, nói về văn-hóa, Tuyên truyền cho người dân miền Bắc biết về đời sống trong thế-giới tự do. So sánh nếp sống của người dân sống trong hai miền Bắcvà Nam Việt-Nam. Ðài cũng tường thuật chính xác về những tin tức liên quan đến
chiến tranh. Năm 1968, đài phát thanh 75 giờ hàng tuần trên năm ngôn ngữ.

Ðài phát thanh Cờ Ðỏ (Red Flag) là tiếng nói của những người thoát ly chống lại chếđộ cộng-sản miền Bắc. Ðài chỉ trích giới lãnh-đạo Hà-Nội đã ngả xang Trung Cộng và người Tầu đã xúi dục miền Bắc gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược, làm cho nhân dân miền Bắc phải chịu đựng nhiều cực nhọc, hy sinh nhânmạng không cần thiết. Ðài CờÐỏ làm lợi cho cộng sản Nga sô.


Cơ quan Trung-Ương Tình-Báo CIA lập đài phát thanhSao-Ðỏ (Red Star) chống lại Mặt Trận Giải Phóng MiềnNam (Việt Cộng). Ðài này loan tin cho rằng Mặt Trận là bù-nhìn của chế độ cầm quyền ngoài miền Bắc và Cộng sản miền bắc làm theo lệnh của sư-phụ Trung Cộng.

Khẩu hiệu của đài là 'Miền Nam Việt-Nam là của người miền Nam'.

Tất cả các hoạt động ngoài vĩ-tuyến 17 được lệnh chấm dứt vào tháng 11 năm 1968, chính quyền Johnson quyết định nhận đề nghị của Hà-Nội tìm giải pháp cho hòa bình. Kế hoạch 39 phải bỏ rơi Hải- Ðảo Thần-Tiên, chỉ còn lại những đài phát thanh 'đen'.


Carrollton, Bạch-Hổ

No comments: