Tuesday, June 30, 2009

Chiến Tranh Ngoại Lệ / Trận Chiến Bí mật


Trận Chiến Bí Mật - NKT/TTM Trang 9
Năm 1957, chính quyền Eisenhower tài trợ cho một chương trình bí-mật. Phối hợp giữa cơ quan Trung-Ương Tình-báo CIA và bộ Quốc- Phòng Hoa-Kỳ giúp đỡ việc thành-lập một đơn-vị Lực- Lượng Ðặc-Biệt cho Nam Việt- Nam. Ðơn-vị này tên là LiênÐoàn Quan-Sát số 1, âm-thầm xâm-nhập vào hàng ngũ quân du-kích cộng-sản. Ðể bảo mật, Liên-Ðoàn Quan- Sát số 1 do một ban tình báo trong bộ quốc phòng, ban Nghiên-Cứu điều hành. Ban này có hai thay đổi, thứ nhất đổi tên là Phòng Liên-Lạc Phủ Tổng- Thống, dưới sự theo dõi trực tiếp của tổng-thống Diệm. Thứ hai, trung-tá Lê-Quang-Tung được chỉ định làm trưởng phòng Liên- Lạc. Năm 1958, cơ-quan CIA tại Saigon, thành lập ban ngoại-vụ để làm việc với phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống.

Trưởng ban là Russell Miller dưới danh hiệu ngoại-giao, ông ta để ý trung-tá Tung chọn mười hai nhân viên cho đơn vị mới. Mười một sĩ quan trẻ thiếu-úy hoặc trung-úy, dưới quyền đại-úy Ngô-Thế- Linh, người đã làm việc 5 năm ngoài Ðà-Nẵng. Trong tháng Mười Một, mười hai người được đưa qua Saipan. Họ được cơ-quan CIA huấn luyện hai tháng về nhiều môn, tình-báo tác-chiến, phương-thức phá-hoại và điều-khiển đường giây tình-báo. Trở về Saigon vào cuối năm, đại-úy Linh được chính thức bổ nhiệm làm trưởng phòng Bắc Việt (bí-danh phòng 45) trong phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống. Chỉ có hơn chục người, trong những tháng kế tiếp, phòng 45 lo việc huấn luyện thêm nhân viên. Ðến giữa năm 1959 một nhóm năm sĩ-quan khác được đưa qua Saipan thụ huấn khóa huấn luyện nắn sáu tuần lễ. Sau đó ít lâu, cơ-quan CIA cử nhân viên qua Saigon huấn luyện hai lần, mỗi lần khoá huấn luyện kéo dài mười hai tuần lễ. Lần này chương trình huấn luyện nhằm vào những sĩ quan trẻ sinh quán nơi miền Bắc và gốc người thiểu-số. Trong khi việc huấn luyện kéo dài đến cuối năm 1959. Phòng 45 phác-họa kế hoạch đầu tiên, họ tìm cách xâm nhập vào một hậu phương mà địch kiểm soát rất chặt chẽ gần năm năm. Cơ quan CIA biết rõ trở ngại của phòng 45.

Trước đó năm 1951- 1953, họ cho xâm nhập 212 điệp viên Tầu vào Hoa-Lục, một nửa bị giết, nửa khác bị bắt. Trên đất Hàn quốc, kết quả cũng tương tự. Phòng Liên-Lạc phủ Tổng Thống trao trách nhiệm cho trung-úy Ðỗ-Văn-Tiên bí danh Francois gửi một điệp-viên đơnđộc (singleton) ra ngoài Bắc. Francois tìm được một người có khả năng là Phạm-Chuyên, đã từng là đảng viên trong tỉnh Quảng-Ninh bị vợ bỏ, ông ta di cư vào miền nam. Mới đầu Phạm-Chuyên từ chối làm việc, mặc dầu trung-tá Lê-Quang- Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ sáu tháng. Trung-úy Tiên (Francois) cộng tác với một nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên, sau hơn sáu tháng Phạm Chuyên nhận lời. Người điệp viên mới được đưa ra Nha-Trang để qua kỳ trace nghiệm tâm-lý. Chuyên đạt được điểm xuất sắc, sau đó qua hai kỳ khảo nghiệm (test) nữa, một ở Saigon và ở Nha-Trang. Tiếp theo là phần huấn luyện cho Chuyên sáu tháng về ngành truyền-tin. Trong khi Chuyên được huấn luyện, trung-úy Tiên và Reagan bận rộn phác-hoạ kế hoạch gửi người điệp viên trở ra ngoài bắc. Chuyên sẽ nằm vùng dài hạn trong tỉnh Quảng-Ninh, một tỉnh ngay bờ biển, nơi Chuyên rất rành-rẽ, cho Chuyên xâm nhập bằng đường biển là điều hợp lý. Hai chuyên viên ình báo bay ra Ðà-Nẵng tìm địa điểm phát xuất, họ thuê một biệt thự có tường cao bao quanh làm căn cứ. Tất cả những hoạt động của họ từ đó trở về sau có mật hiệu là Pacific (Thái-Bình- Dương).

Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định kế hoạch ngắn hạn, thả điệp viên qua vùng phi quân-sự, dọc theo vĩ tuyến 17. Người được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo công giáo, quê ở Hà-Tĩnh tên là Vũ-Công-Hồng. Hồng được huấn luyện nhanh chóng và đưa ra Huế sống trong một căn nhà an-toàn. Trong nhà có thêm hai sĩ-quan trẻ thuộc phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống là Phạm-Văn-Minh và Trần-Bá- Tuân, cả hai đều đã được huấn luyện ở Saipan. Hai người có bí danh là Michael và Brad. Họ làm việc với nhân viên CIA David Zogbaum. Cũng như Francois (tr/u Tiên), Reagan trong Ðà-Nẵng, các hoạt động phát xuất từ Huế có mật hiệu là Atlantic (Ðại-Tây-Dương). Vũ-Công-Hồng mang bí danh là Hirondelle đã sẵn sàng ra đi. Thiếu-tá Trần-Khắc-Kính nhân vật thứ hai trong phòng Liên- Lạc PTT, có mặt trong lúc thả điệp viên Hirondelle qua sông Bến-Hải. Qua sông, Hirondelle biến mất vào màn đêm và trở lại miền nam vài tuần sau.

Mặc dầu chỉ cho biết tin tức về đường đi nước bước, hệ thống an-ninh nơi miền Bắc, người điệp viên làm cho phòng 45 phấn khởi. Hai tháng sau chuyến đi của Hirondelle, Chuyên đã sẵn-sàng sau một năm huấn luyện. Sứ mạng của Chuyên khác với Hirondelle. Chuyên sẽ thu-thập tin tức tình báo, tuyển mộ thêm điệp viên và sẽ nằm vùng trong nhiều năm. Theo kế-hoạch (vỏ bọc / ngụy trang) Chuyên sẽ trở nên một người đánh cá ở Cẩm-Phả, một làng nhỏ gần vịnh Hạ- Long. Ðó cũng là quê của Chuyên trước năm 1958, sự trở về của Chuyên có thể bị lộ, tuy nhiên ông ta còn có gia đình, anh em, vẫn hy vọng được che chở. Phạm-Chuyên đã sẵng sàng ra đi với bí danh Ares. Ðầu tháng Tư năm 1961, Ares lên tầu Nautilus I rời Ðà-Nẵng theo chuyến hải hành hai ngày về phiá bắc. Gặp thời tiết xấu, chiếc Nautilus I phải quay trở về bến. Vài hôm sau, thời tiết trở nên tốt, điệp viên Ares lại lên đường.

Cả hai Francois và Reagan ra bến tầu tiễn Ares, Francois nhớ lại 'Tôi chúc anh ta đi may mắn'. Ðiệp viên Ares không nói một lời nào. Bầu trời xanh, biển lặng, chiếc Nautilus I lặng lẽ xâm nhập vào vùng biển Quảng-Ninh, sau đó Ares chèo xuồng nhỏ đổ bộ lên bờ. Ðịa điểm đổ bộ gần Cẩm- Phả, Ares đem đồ tiếp vận lên bờ rồi dấu hai máy truyền tin. Nhiệm vụ đầu tiên, anh ta phải tuyển mộ thêm một người để giúp đỡ trong việc xử dụng máy truyền tin. Phòng 45 đã rõ điều này nên sẽ chờ tín hiệu của Ares trong vòng nhiều tuần hoặc nếu không vài tháng. Không bị phát giác, có người trông thấy, người điệp viên lẻn về làng cũ, và vào thẳng căn nhà xưa của mình. Xum họp với gia đình, Ares thuyết phục người em Phạm-Ðộ. Miễn cưỡng, anh ta đi theo Ares ra bờ biển thâu hồi hai máy truyền tin. Họ đào hố chôn hai cái máy ở trong nhà.

Chuyến xâm nhập của Ares coi như thành công. Ngày 9 tháng Tư, mấy ngư dân khám phá ra chiếc xuồng nhỏ của Ares. Tiếp theo sau là những cuộc khám xét làng đánh cá do lực lượng an-ninh. Sau khi xác định không ai làm chủ chiếc xuồng nhỏ, cuộc khám xét lan tràn ra bãi biển, và công-an tìm ra hố chôn dấu hai máy truyền tin. Nghi ngờ điệp viên địch (miền nam) xâm nhập, viên chỉ huy lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh thảo kế hoạch khám xét từng nhà, đặc biệt những nhà có người di cư vào nam, và những gia đình có liên hệ với chế độ thực dân trước đây. Không biết chuyện đó, Ares vẫn trốn trong một cánh rừng gần đó. Anh ta đem theo một máy truyền tin, nhờ người em quay máy (crank), điệp viên Ares gửi đi bức điện văn đầu tiên. Ðể tránh làn sóng bị giao thoa, Ares đánh tín hiệu từ bờ biển miền bắc Việt-Nam, vượt đại dương đến trạm Bugs, mật hiệu do cơ-quan CIA đặt cho trạm viễn thông ở Phi-Luật-Tân. Từ đó bản điện văn sẽ được tiếp vận, truyền đi đến cơ quan CIA tại Saigon.

Robert Kennedy, nhân viên CIA bước vào phòng 45 với bức điện văn trên tay vẫy-vẫy mừng rỡ nói lớn 'Thành công!'. Một phó bản bức điện văn của Ares được trình lên tổng-thống Diệm. Sau đó Ares gửi thêm hai mươi hai bản báo cáo nữa trong một thời gian gấp rút. Trong khi đó tại Quảng-Ninh, nhân viên phản-gián Bắc Việt dò làn sóng viễn thông để lấy những bản điện văn. Một cụ già cũng báo cáo cho công an rằng có người lạ tìm cách dấu mặt đang sống trong một căn chòi gần bãi biển. Cụ già nói thêm, có người trong nhà khoe một cây viết nguyên tử, vật ít thấy nơi miền bắc. Với những điều thâu thập, công-an theo dõi nhà của gia đình Phạm Chuyên. Ngày 11 tháng Sáu, giới thẩm quyền bắt giữ Phạm-Ðộ trong khi anh ta đem đồ tiếp tế vào rừng cho anh mình. Sáu ngày sau, họ khám phá ra máy truyền tin thứ hai chôn dấu trong nhà cùng với bản mật mã. (số phận người điệp viên Ares Phạm Chuyên ra sao???). Hà Nội có hai lựa chọn. Công bố vụ bắt được điệp viên Ares rồi đưa ra toà như nhóm Ðại- Việt trước đây, hoặc dùng Ares làm gián điệp đôi ép buộc Ares phải liên lạc thường xuyên với Saigon.

Ðúng 9 giờ sáng ngày 8 tháng Tám, Saigon nhận được điện văn của Ares sau gần hai tháng mất liên lạc. Với sĩ-quan an-ninh Bắc Việt bên cạnh, người điệp viên cắt nghĩa về sự vắng mặt của mình. Mẹ và em gái anh ta không đủ tiền nạp thuế nông nghiệp, do đó anh ta phải lánh mặt lên Hà-Nội tạm thời. Saigon tạm tin vào những điều báo cáo của Ares và đồng ý gửi tiếp tế cho Ares theo lời yêu-cầu của anh ta. Chiếc Nautilus I lại rời Ðà-Nẵng ngày 12 tháng Giêng năm 1962 đem đồ tiếp tế cho Ares. Chiếc này đến vịnh Hạ-Long không gặp trở ngại, sau đó tự nhiên mất liên lạc vô tuyến một cách bí mật. Phòng 45 lo ngại cho số phận chiếc Nautilus I cùng với thủy thủ đoàn, mặc dầu có sự nghi ngờ điệp viên Ares...

Có lẽ chiếc tầu gặp tầu tuần duyên của Bắc Việt khi đến gần bãi biển. Phòng 45 cho đóng chiếc tầu khác lấy tên là Nautilus 2. Chiếc này sẵng sàng vào tháng Tư cùng với thủy thủ đoàn tuyển mộ từ những người Bắc di cư và huấn luyện tại Ðà-Nẵng. Ngày 11 tháng Tư, chiếc Nautilus 2 rời Ðà-Nẵng ra Bắc hướng về vịnh Hạ-Long. Hai ngày sau ra đến ngoài khơi Quảng-Ninh. Sáu người trong nhóm mười bốn thủy thủ đoàn, xuống xuồng cao-su chở theo đồ tiếp vận cho Ares gồm bẩy hộp thiếc, và hai mươi ba hộp carton bọc trong bao plastic. Họ chèo xuồng đến một đảo nhỏ trong vịnh Hạ-Long, chất hàng lên đảo và lấy cây che đi.

Khi chiếc Nautilus 2 về đến Ðà-Nẵng an toàn, phòng 45 ăn mừng sự thành công của chuyến tiếp tế đầu tiên cho điệp viên Ares. Sau đó ngày 2 tháng Năm, họ gửi tín hiệu chỉ chỗ dấu hàng cho điệp viên Ares. Ít lâu sau,
Ares báo cáo đã thâu hồi đồ tiếp vận kể cả máy truyền tin cùng với máy chụp ảnh 35mm.

Theo tài liệu 'How America Lost the Secret War in North VietNam', tác giả Kenneth Conboy, Dale Andradé. United Press 2000.
Carrollton, ngày 10 tháng Ba năm 2001

Chiến Tranh Ngoại Lệ 2 / Điệp Vụ tại Bắc Việt


Mặc dầu thành công với điệp viên Ares (chuyên xẩy ra như thế nào vẫn chưa rõ), hồ sơ về những điệp viên đơn-độc (singleton) không được tốt đẹp lắm. Trong tháng Chín năm 1961, điệp viên thứ ba của phòng 45 bí danh Hero xâm nhập bằng đường biển, trở về liên lạc với gia đình bị thất bại. Chuyện này không thành công và phòng 45 phải thâu hồi ngay tức khắc. Cũng trong tháng đó, điệp viên Hirondelle (bài 1) xâm nhập trở lại vùng Hà- Tĩnh bằng đường biển. Lần ra đi này, anh ta biến mất. Trong năm 1962, danh sách các điệp viên đơn độc bị mất tích gia tăng.

Một điệp viên bí danh Triton, xâm nhập vào Hà-Tĩnh bằng tầu biển trong tháng Năm cũng biến mất không tìm ra manh mối. Cuối tháng đó, một điệp viên khác bí danh Athena xâm nhập cũng trong vùng biển Hà- Tĩnh. Người điệp viên đó chính là Ðặng-Chí-Bình (rất nổi tiếng trong giới người Việt hải ngoại qua bộ hồi ký ThépÐen), Athena bị bắt sau khi thi hành công tác ở Hà-Nội. Ðến năm 1963, chuyện gửi điệp viên nằm vùng dài hạn trong một xã hội kiểm soát quá chặt chẽ như ở miền Bắc rất khó khăn. Ngoại trừ Ares, bốn điệp viên khác xâm nhập bằng đường biển bị mất tích coi như đã chết.

Ngay cả chuyện bơi qua sông Bến Hải như Hirondelle đã làm trước đây cũng trở nên gay-go Nguy hiểm. Ðiệp viên bí danh Wolf xâm nhập qua vùng phi quân sự bị mất tích trong tháng Hai năm 1963. Mùa Hè 1963, phòng 45 chuẩn bị tái tiếp tế cho điệp viên Ares, họ hy vọng cũng sẽ thành công như năm trước. Ngày 11 tháng Tám, tầu rời Ðà-Nẵng. Hai hôm sau đến vịnh Hạ-Long, sáu người trên tầu xuống xuồng cao-su bơi xuồng vào bờ biển. Họ biến mất không quay trở lại, phần còn lại trên tầu hốt hoảng khi trông thấy tầu tuần tiễu Bắc Việt xuất hiện, họ dông một mạch tuốt về Ðà-Nẵng. Một lần nữa điệp viên Ares bị nghi ngờ. Cơ-quan CIA và phòng 45 đã bắt đầu phác hoạ kế hoạch xâm nhập miền Bắc bằng phương tiẹân thả dù từ năm 1961.

Thiếu-úy Lò-Ngân- Dung một sĩ-quan gốc người dân tộc Thổ vùng Lao-Cai Bắc Việt bí danh Jacques được phép tuyển mộ biệt kích lấy ra từ liên-đoàn Quan-Sát số 1. Ðơn vị này gồm đa số quân nhân quê quán nơi miền Bắc, những quân nhân sắc tộc Tày, Mường, Nùng tình nguyện từ những binh chủng thuộc QL/VNCH. Jacques lập toán đầu tiên gồm ba người Mường và một người Nùng. Bốn quân nhân thiểu số được đưa về sống nơi nhà an-toàn trong Saigon. Họ được huấn luyện xử dụng máy truyền tin. Họ đã có bằng nhẩy-dù và tác chiến trong rừng từ liên-đoàn Quan-Sát số 1. Không như điệp viên Ares, phải xâm nhập vào xã hội miền Bắc, bốn quân nhân Biệt-Kích được huấn luyện sống biệt lập trong rừng núi. Sau ba tháng họ thụ huấn xong chương trình huấn luyện. Khi toán biệt-kích đầu tiên đã sẵn sàng, cơ-quan CIA phải quyết định tìm phương tiện hàng-không để thả dù toán biệt-kích xuống miền Bắc. Phương thức này đòi hỏi sự bảo-đảm và chối cãi được.

Trước đây CIA đã xử dụng nhiều loại phi cơ thả dù xuống Hoa Lục. Hãng hàng không của CIA là Air America đã được biết đến về những hoạt động trên đất Ai-Lao nên không thể xử dụng được (địch đã biết). Chỉ còn lại những phi công nam Việt-Nam trong Không- Lực VNCH có đủ khả năng để bay. Phi-đoàn này cũng phải được ngụy trang để có thể chối cãi. Cơ-quan CIA dựng nên hãng hàng không liên oanh Delaware Corporation
và Việt-Nam lấy tên là Việt- Nam Không-Vận (VIAT). Họ chỉ có một chiếc báy bay vận tải C-47 không có phù-hiệu đơn vị. Về phi-công, CIA tìm đến thiếu-tá Nguyễn-Cao-kỳ chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân-Sơn-Nhất.

Ông Kỳ tuyển mộ phi-công tình nguyện từ hai phi đoàn vận tải. Phi-đoàn mới do chính ông ta chỉ huy mang mật hiệu là Haylift. Những phi công trong đơn vị mới này đòi hỏi phải bay những phi vụ thả dù đêm, bay với cao độ thấp đến điạ điểm thả dù. Sau thời gian huấn luyện, chỉ còn lại phi hành đoàn năm người do thiếu-tá Kỳ chỉ huy và phi hành đoàn thứ hai (dự bị) do Trung-úy Phan-Thanh-Vân chỉ huy. Toán biệt-kích có bí danh Castor dựa trong thần-thọai Hy-Lạp là vị thần đã giúp đỡ Hercules. Thêm một sự trùng hợp khác, Castor là tên cuộc hành quân trong năm 1953 quân Pháp nhẩy dù xuống Ðiện-Biên-Phủ. Toán Castor sẽ phải hoạt động trong một hoàn cảnh khó khăn.

Sau khi khám phá ra chiếc xuồng của điệp viên Ares trong tháng Hai, Hà-Nội đã để-ý. Ngày 1 tháng Ba, đảng cộng-sản Việt- Nam bí mật ban hành lệnh tăng cường cho lực lượng anninh chống điệp viên xâm nhập. Toán Castor dự trù sẽ lên đường ngày 27 tháng Năm, trăng tròn, thời tiết lý tưởng. Không như đơn vị Biệt-Hải, xâm nhập vào những đêm không trăng. Các phi công cần ánh sáng mặt trăng để bay, thường chỉ có bốn đêm trong một tháng. Các quân nhân biệt-kích cũng cần một độ sáng để điều khiển dù xuống bãi đáp.

Như đã chuẩn bị, bốn biệt kích quân trong toán Castor, lên chiếc C-47 không phù hiệu đậu trong phi trường Tân- Sơn-Nhất. Người ngồi ghế lái máy bay chính là thiếu tá Kỳ, tất cả phi hành đoàn đều không đeo phù hiệu, không mang theo tất cả mọi thứ giấy tờ. Trường hợp bị rớt trên miền Bắc, vỏ bọc ngoài của họ là thường dân đi buôn lậu. Mỗi người đem theo một trăm đô-la đề phòng trường hợp cần tẩu thoát.

Chiếc máy bay chở toán Castor ghé Ðà-Nẵng lấy thêm nhiên liệu. Ðúng 10 giờ đêm, ông Kỳ cất cánh bay ra vịnh Bắc Bộ (Tonkin) về hướng tỉnh Ninh-Bình. Sau đó bay theo hướng tây bắc qua Hòa Bình rồi đến Sơn-La. Băng qua sông Ðà, dưới là ngọn đồi 828. Ông Kỳ bật đèn xanh, toán thả dù đẩy thùng đồ tiếp vận ra phiá cửa sau, toán biệt kích Castor nhẩy theo. Chiếc C-47 vòng lại và hướng về miền nam.

Trên đồi 885, trung-sĩ Hà- Văn-Chấp trưởng toán Castor, tháo dù và tập họp toán viên. Họ xuống ngọn đồi cách một làng gần đó chừng một cây số. Chín cây số về hướng nam là sông Ðà, thêm mười cây số nữa là đường số 6. Ðường 6 là một con đường chính, băng qua các tỉnh lân cận xuống tây nam đến thị trấn Sầm-Nứa trên đất Lào. Chính quyền của tổng thống Kennedy tin rằng Sầm-Nứa là đất dụng võ của quân cộng-sản. Toán Castor sẽ cung cấp tin tức về sự chuyển quân của địch trên đường số 6, đó là nhiệm vụ chính của toán Castor.

Khi toán Castor nhẩy xuống đồi 885, dân làng gần đó nghe tiếng động cơ máy bay và báo cáo cho lực-lượng Công-An Vũ-Trang Nhân-Dân. Sáng ngày 28, họ đã đoán được địa điểm nhẩy dù của toán biệt kích đêm qua. Công-an đến bao vây xung quanh đồi 885 và ba hôm sau họ bắt được bốn biệt kích trong toán Castor.

Phòng 45 vẫn chưa hay chuyện xẩy ra cho toán Castor, tiếp tục chương trình thả thêm những toán biệt kích khác. Ngày 2 tháng Sáu, toán thứ hai Echo gồm ba người phát xuất từ Ðà-Nẵng trên chiếc VIAT C-47 bay ra Bắc. Chiếc máy bay vòng qua vĩ tuyến 17, vào đến không phận tỉnh Quảng-Bình. Toán Echo nhẩy dù xuống vùng rừng núi nơi phiá bắc làng Trúc chừng năm cây số. Không còn gì xui hơn, khi toán biệt kích ra khỏi phi cơ đúng vào lúc hai làng ở phiá dưới đang có những buổi hội thảo. Nghe tiếng máy bay, họ ùa ra xem, nhìn rõ chiếc C-47 trên bầu trời sáng trăng. Tiếng đồng hồ sau, địch đã tổ chức xong cuộc truy kích gồm cả chó săn, công an và một đại đội lính điạ phương. Chuyện rủi ro đến với toán Echo ngay từ lúc đầu. Một biệt kích bị trôi dạt đi chừng ba cây số vướng trên một rừng cây, anh ta cắt dây dù, rơi xuống gay chân. Hai người còn lại biết bị lộ, báo cáo về Saigon cho biết tình hình và định chạy về phiá biên giới Việt-Lào để thoát thân.

Trước khi họ bắt đầu thực hiện ý-định, địch đã bao vây khu rừng, cả ba biệt kích quân bị bắt vào ngày hôm sau. Mười hai ngày sau, toán thứ ba Dido gồm bốn người sắc tộc Thái Ðen rời Ðà-Nẵng, mục tiêu hoạt động của họ là vùng dân tộc Thái Ðen. Lai Châu nằm về hướng tây bắc. Họ nhẩy dù xuống gần đường số 6, khoảng giữa tỉnh-lỵ và con đường đến làng Tuần- Giao. Toán Dido sẽ dò thám xe cộ của địch đến Tuần-Giao mà một nhánh sẽ đi về thung lũng Ðiện-Biên-Phủ và qua Lào. Vùng thung lũng do sư đoàn 316 đóng quân. Thiếu-tá Kỳ từ vùng vịnh Bắc-Bộ lái vòng theo những tỉnh cực bắc, thả truyền đơn trên không phận tỉnh Cao- Bằng gần biên giới Hoa-Việt. Ðến địa điểm thả dù trong tỉnh Lai-Châu, bốn biệt kích quân toán Dido nhẩy ra và chiếc C-47 theo lộ trình thả toán Castor trước đây quay trở về miền nam an toàn.

Trên bãi đáp bốn biệt kích tháo dù đem dấu rồi tập họp. Thùng đồ tiếp liệu của họ trong đó có quần áo, long thực, đạn dược, máy truyền tin trôi lạc mất, tìm không ra. Sau ba tuần lễ, bị đói, toán Dido đụng phải công an biên phòng trên đường di chuyển qua Lào, họ bị bắt gần biên giới. Ðến tuần lễ thứ hai trong tháng Bảy, Hà-Nội đã name trong tay ba toán biệt kích. Họ biết rõ, sau khi thả toán biệt kích, ít lâu sau phải thả dù tiếp tế cho biệt kích. Ðịch quân ép buộc hoặc thuyết phục hiệu thính viên biệt kích làm việc với họ báo cáo về Saigon là toán vẫn an toàn. Kết quả miền bắc lấy được đồ tiếp liệu cho các toán biệt kích bị bắt và tóm luôn những toán sẽ được thả trong tương lai.
Ðúng 12 giờ trưa ngày 29 tháng Sáu, hơn một tháng sau khi xâm nhập, toán Castor gửi đi bức điện văn đầu tiên, họ được Saigon khuyến khích và hưá sẽ thả dù tiếp tế trong vòng bốn ngày. Chiều ngày 1 tháng Bảy, đồ tiếp liệu được chất lên chiếc C-47 bí mật trong phi trường Tân-Sơn- Nhất. Ðúng ra thiếu ta Kỳ lái chuyến này, nhưng giờ chót ông giao trách nhiệm cho trung-úy Phan Thanh Vân. Trên máy bay có thêm ba hạsĩ- quan thuộc liên-đoàn Quan Sát số 1, đi theo phụ giúp việc đẩy thùng tiếp liệu ra khỏi phi cơ.

Chiều hôm đó, sau khi lấy thêm nhiên liệu trong phi trường ngoài Ðà-Nẵng, chiếc C-47 bay theo phi trình thả toán Castor và Dido. Trên bãi thả, công an vũ-trang đã bao vây, đợi chuyến thả tiếp tế cho toán Castor. Nơi Hòn Ne cách bờ biển Ninh Bình chừng sáu cây số, công an, quân đội nghe tiếng động cơ máy bay. Chiếc C-47 như thường lệ bay thấp để tránh radar, bị súng cao xạ từ Hòn Ne bắn lên trúng đạn và rớt xuống một bãi ruộng chừng hai mươi cây số trên đất liền.

Kenneth Conboy, Dale Andrade, United Press, 2000.
Bạch-Hổ

Chiến Tranh Ngoại Lệ 3



Sau vụ bắn rơi chiếc C47, bắt sống bẩy người trong đó có phi công PhanThanh-Vân, Hà-Nội lỡ đã công bố trên đài phát thanh, báo chí nên không thể dấu diếm. Ít ra viên phi công hoặc cả bẩy quân nhân biết rằng phi vụ của họ là tái tiếp tế cho toán biệt kích Castor. Nếu họ khai trước tòa án, Bắc Việt biết rằng có toán biệt-kích hoạt động trong tỉnh Sơn-La. Ðồng thời Saigon biết toán Castor đã bị bắt. Tuy nhiên Hà-Nội dựng nên một chuyện khác, chỉ có ba người bị đưa ra tòa án trong tháng Mười Một, bốn quân nhân khác đã chết vì vết thương. Trước tòa cả ba nhận tội có liên quan đến vấn đề biệt-kích... và trên đường đến tỉnh Hòa Bình chứ không phải Sơn-La. Ðến cuối năm, CIA và Saigon vẫn tin rằng toán biệt kích Castor vẫn còn hoạt động hữu-hiệu. Trong Saigon, trung-tá Tung cảm thấy hài lòng, chuẩn bị thả thêm biệt kích ra ngoài bắc. Bây giờ cơ quan CIA phải tìm phương tiện khác
(chiếc C-47 duy nhất dã bị bắn rơi). Họ không thích loại phi cơ C-47 với hai lý-do, chiếc C-47 tầm hoạt động ngắn do đó chiếc máy bay phải bay thẳng đến mục tiêu. Thứ hai, máy bay phải lấy thêm nhiên liệu ngoài Ðà-Nẵng, biết đâu điệp viên Bắc Việt đã xâm nhập vào trong phi trường Ðà-Nẵng? Cuối cùng họ chọn máy bay C-54 và huấn luyện hoa tiêu Việt-Nam, các phi công tình nguyện hoàn tất khoá huấn luyện đầu năm 1962.

Phòng 45 chuẩn bị toán biệt kích Europa gồm năm quân nhân sắc tộc Mường. Ngày 20 tháng Hai họ phát xuất từ phi trường Tân Sơn Nhất do trung tá Nguyễn-Cao-Kỳ lái, không ghé Ðà-Nẵng như những phi vụ trước đây. Khi vào đến không phận tỉnh Hòa-Bình nơi có nhiều dân tộc Mường, đến bãi thả dù, ông Kỳ bật đèn xanh và năm biệt-kích Mường biết mất vào màn đêm.

Ðịa điểm thả toán biệt kích Europa trong quận Tân-Lạc là điều không nên (bad choice). Ðường số 6 chạy xuyên qua giữa quận, có nhiều đường nhỏ đi vào và nhiều làng mạc. Một lần nữa toán biệt kích bị lộ lúc đang nhẩy dù xuống bãi đáp. Sáng hôm sau, công an vũ trang phối hợp với tự vệ, khoá sinh đang thụ huấn biên phòng, truy lùng toán biệt kích. Tất cả bị bắt ngày hôm sau.

Hiệu thính viên toán Europa bị ép buộc gửi báo cáo về Saigon, toán đã đến mục tiêu an toàn. Phòng 45 phấn khởi, chuẩn bị tái tiếp tế cho toán Castor, lúc đó đã nằm vùng gần mười tháng. Họ hy vọng rằng với loại máy bay C-54 mới, lần này sẽ gặp may. Chuyến đi này do đại-úy Hội lái, chiếc C-54 bí mật chở đồ tiếp liệu cất cánh từ Tân Sơn Nhất bay đi Sơn-La. Trước khi đến mục tiêu, chuyện xui-xẻo lại xẩy ra, gặp một cơn giông lớn, chiếc máy bay đâm vào núi.

Trong Saigon, mấy tay Xiạ (CIA) trong ban kế hoạch hết sức mất-mặt, mất hai máy baytrong vòng bẩy tháng. Ðiều hơi mừng là điện văn bắt được của Hà-Nội cho biết do lỗi lầm của viên phi công gây nên tai nạn và họ không để-ý đến chuyện mất mát đó (?). Cũng vì vậy ban tham mưu trong Saigon vẫn còn tin tưởng nơi toán biệt kích Castor (vẫn còn hoạt động).

Cơ-quan CIA lại phải tìm chiếc máy bay khác. Lần nàyhọ liên lạc với Ðài-Loan với kinh nghiệm thả điệp viên xâm nhập Hoa-Lục từ năm1952. Nhiều hoa tiêu Ðài Loan tình nguyện bay những phi vụ bí mật xâm nhập Bắc Việt. CIA cũng xắp xếp cho phi công từ Air-America (CIA) qua Ðài Loan huấn luyện những phi công tình nguyện về kỹ thuật bay ở cao độ thấp. Trong khi huấn luyện cho phi công Ðài-Loan, CIA và phòng 45 chuẩn bị cho toán biệt kích kế tiếp. Toán mới này có mật hiệu là Atlas gồm bốn người quê-quán trong tỉnh Nghệ-An, cả bốn được đưa vào trú trong nhà an-toàn nơi Saigon để huấn luyện. Toán Atlas có nhiệm vụ xâm nhập tỉnh Nghệ-An gần đường số 7. Cũng như toán Echo trước đây, họ sẽ dò thám mức độ di chuyển của địch qua đất Lào và bắt liên lạc với hai linh mục công-giáo, nhờ giúp đỡ che chở.

Trong tuần lễ đầu tiên trong tháng Ba năm 1962, toán Atlas được đưa qua Thái-Lan. Các phi công Tầu vẫn chưa xong khóa huấn luyện nên CIA xử dụng trực thăng của Air-America đưa toán biệt kích đến biên giới Lào và Nghệ-An, và toán sẽ di chuyển bộ đến mục tiêu. Xế chiều ngày 12 tháng Ba, toán Atlas lên đường cùng với đồ tiếp liệu trên hai chiếc trực thăng H-34, thêm một chiếc hộ tống.

Theo máy bay hướng dẫn, trực thăng thả toán biệt-kích lúc trời sắp tối trên một ngọn núi sát biên giới. Toán Atlas mặc bà-ba đen, võ trang tiểu liên Stern (theo tiêu chuẩn CIA, dùng đồ không phải của Hoa-Kỳ). Sau ba ngày di chuyển về hướng đông (Nghệ-An, Việt-Nam) không gặp trở ngại, đến ngày thứ tư họ gặp một trẻ em. Theo lời một toán viên kể lại 'Ðứa bé biến vào rừng nhanh như chớp!'. Sau đó đơn vị an ninh đến bao vây toán Atlas, một người trúng đạn chết. Trên đường chạy trở lại qua đất Lào, thêm một người nữa dẫm phải mìn chết. Còn lại hai người, gọi máy báo cáo không được vì thời tiết xấu, cuối cùng cả hai bị bắt.

Rút kinh nghiệm, CIA tiếp tục thả biệt kích ra ngoài bắc. Lần này xử dụng phi cơ C-46 phát xuất từ căn cứ không quân Takhli bên Thái-Lan, họ được đại-úy Ron Sutphine cùng với đại-úy M. D. 'Doc' Johnson bay trước hướng dẫn vào bãi thả dù. Toán kế tiếp là toán Remus gồm sáu ngườisắc tộc Thái Ðen. Cũng như toán Dido gồm những quânnhân sắc tộc Thái Ðen trước đây, toán Remus sẽ nhẩy xuống vùng thung-lũng Ðiện Biên-Phủ trong tỉnh Lai-Châu. Không phải vì là căn cứ quânsự
lớn nhất trong vùng tâybắc, cùng với sự hiện diện của sư-đoàn 316, ngoài ra sư đoàn này thường có những hoạt động trên đất Lào.

Toán Remus đề phòng bị lộ, sẽ nhẩy dù xuống khu vực gần biên giới rồi xâm nhập bằng đường bộ đến mục tiêu. Ngày 16 tháng Tư, sáu biệt-kíchnhẩy dù xuống cách ÐiệnBiên-Phủ mười lăm cây số về hướng tây bắc an toàn. Toán Remus gom lại và năm hôm sau, báo cáo về Saigon họ bắt đầu vượt biên giới xâm nhập vào miền bắc. Sau khi thả toán Remus thành công, phòng 45 quay trở lại làm việc với toán đầu tiên Castor. Cuối tháng Tư, toán Castor được lệnh di chuyển từsông Ðà về phiá nam đến quân Mộc-Châu. Tại đó toán sẽ nhận đồ tiếp liệu mới cùng với toán Tourbillon xuống tăng cường. Không như những toán trước đây, toán Toubillon gồm bốn sắc tộc khác nhau trong đó ít nhất hai người không phải sắc dân thiểu số. Nhiệm vụ cho toán Tourbillon cũng khác, không phải thâu thập tin tức mà đột-kích, tấn công chớp nhoáng phá hoại.

Tháng Năm trước đó, tổng thống Kennedy đã nhiều lần ra lệnh cho các giới chức lãnh đạo Hoa-Kỳ, cho các toán biệt kích hoạt động nơi miền Bắc thêm công-tác phá hoại. Tình hình bên Lào trở nên bết, thành phố Nam-Tha bị quân cộng-sản Pathet Lào chiếm với sự hổ trợ của vài tiểu đoàn Bắc Việt.

Toán Tourbillon sẽ nhẩy dù xuống những ngọn đồi nơi phiá bắc quận Môc-Châu rồi di chuyển sáu cây số về hướng nam tới đường số 6. Toán biệt kích sẽ phá sập mấy cây cầu trên đường số 6, ngăn chặn đường tiếp vận của BắcViệt từ Ðiện-Biên-Phủ quaLào. Ðiều này sẽ làm cản trở sự giúp đỡ quân cộng sản Pathet Lào, áp lực bên Lào sẽ nhẹ đi. Trước đây Lansdale đã phát biểu, nằm vùng trong một xãhội quản chế nghiêm khắc đã khó, chuyện phá hoại kể như quá khó khăn cho những quân nhân biệt kích trẻ.

Phòng 45 tiếp tục tuyển mộ tình nguyện quân trong liên-đoàn Quan-Sát số 1 bấy giờ đã đổi tên thành liên-đoàn 77. Bẩy người được chọn, tất cả đã qua lớp huấn luyện nhẩy-dù và biệtđộng, người hiệu thính viên cũng đã có kinh nghiệm vượt biên qua Lào hai lần. Ðến tháng Năm, quân-đội Hoàng-Gia Ai-Lao đang bại trận, trước khi quân cộng sản tấn công Nam-Tha. Toán Tourbillon ra đi bốn lần đều phải quay trở lại vì lý do thời tiết, vẫn nằm chờ trong phi trường Tân-Sơn-Nhất khi Nam-Tha thất thủ ngày 9 tháng Năm. Một tuần sau toán Tourbillon ra đi, trên máy baydo phi công Ðài-Loan lái, những phi công này bị bắt buộc để lại tất cả giấy tờ tùy thân trước khi lên máy bay.

Ðến điểm hẹn với toán Castor, các biệt kích Tourbillon nhẩy dù xuống không biết ở dưới ngoài toán Castor còn có thêm ít nhất một đại đội công-an vũ-trang cùng với chó săn. Hôm đó gió thổi mạnh, các biệt kích quân trôi dạt đi, đơn vị công-an đuổi theo. Người toán phó bị vướng trên một ngọn cây và bị bắn chết trên cây, các biệt kích quân khác chạy tìm lối thoát khi xuống tới đất, hai hôm sau tất cả đều bị bắt.

Nhân viên truyền tin bị côlập ngay tức khắc, Bắc Việt ép buộc phải báo cáo xuống mục tiêu an toàn. Phòng 45 tin tưởng rằng bãi đáp đã được toán Castor an-ninh nên rất tin, mặc dầu sau mười một ngày bị điều tra, ép buộc người tín hiệu viên mới gủi đi bản báo cáo đầu tiên. Bốn hôm sau khi toán Tourbillon nhẩy dù xuống Mộc-Châu, toán biệt-kích kế tiếp mật hiệu Eros lên phi cơ C-54 trong phi trường TânSơn-Nhất.

Chuyến đi này, phi công bay theo đường vòng qua đất Lào, xâm nhập không
phận tỉnh Thanh-Hóa thả toán biệt-kích chớp nhoáng rồi bay về. Vấn đề xẩy ra quá nhanh, quân Bắc Việt chưa đề phòng, chuyến xâm nhập coi như thành công. Xuống tới đất, toán Eros gom lại an toàn, Họ gồm năm người thuộc sắc tộc Mường và Thái Ðỏ, cả hai sắc dân thiểu số đều sống nơi phiá tây tỉnh Thanh-Hoá. Toán này có điều lạ, trong ba người Mường, hai người là anh em, người thứ ba là anh em họ. Hai người Thái là chú cháu. Phòng 45 hy vọng sợi giây liên hệ sẽ làm toán gắn bó và họ dễ móc nối những người cùng sắc tộc với họ.

Sau ba tuần lễ trong rừng, vài người Thái trông thấy toán biệt kích. Hốt hoảng, toán Eros chạy lên hướng bắc. Mấy người Thái quay trở lại tìm thấy mấy lon đồ hộp lạ, không phải sản-xuất ở miền Bắc. Họ bèn báo cáo chuyện xẩy ra lên công-an điạ phương. Trong khi đó toán Eros trên đường chạy đã gần hết lương thực, Saigon trả lời vì thời tiết xấu, chưa tiếp tế được.

Các biệt kích quân phải tìm đồ ăn cho họ. Ngày 2 tháng Tám, một lần nữa họ bị dân làng phát giác và cuộc truy lùng tiếp diễn. Lần này phòng 45 nhận được công điện khẩn của toán Eros rằng đang bị truy lùng. Ngày 29 tháng Chín, toán biệt-kích bị bao vây, một người trúng đạn chết, một bị bắt. Ba người kia chạy thoát nhập vào mấy người Lào đi săn bắn. Họ bị phản bội, bắt sống giao nộp cho quân Bắc Việt.

Kenneth Conboy, Dale Andradé, United Press
Bạch-Hổ

Chiến Tranh Ngoại Lệ 4


Khi mặt trời nhô lên ngoài khơi vịnh Bắc Phần, đoàn tầu túa ra biển đông, đi đánh cá gần miệngsông Gianh cách Đồng Hới tỉnh cực nam của miền Bắc khoảng bốn mươi cây số. Từ biển đi sâu vào sông Gianh khoảng chừng cây số có căncứ hải-quân Quảng-Khê. Đây cũng là nơi phát xuất của lực lượng Phòng-Vệ Duyên-Hải Bắc Việt.

Ngày 16 tháng Năm năm 1962, khung cảnh có vẻ như bình thường. Không ai biết dưới mặt nước biển, có một chiếc tầu ngầm đang dò thám ngoài khơi, chiếc tầu tên Catfish của hải-quân Hoa-Kỳ. Chiếc tầu ngầm này đã hoạt động nhiều năm trong vùng biển Tầu, Việt-Nam. Lần này chiếc Catfish để ý những chiếc tốc đỉnh võ-trang Swatow của miền Bắc. Chiếc Swatow dài 83 bộ (feet), trang bị ba đại bác 37 ly, thêm hai khẩu 14,5 ly hai nòng. Với ba mươi thủy thủ đoàn, chiếc Swatow có thể chạy với tốc độ hai mươi tám knots mỗi giờ, trang bị thêm radar tìm những chiếc tầu vượt tuyến.

Được biết trong căn cứ có ba chiếc Swatow đang bỏ neo, chiếc tầu ngầm Catfish xác định tin tức và báo cáo về Manila, Phi-Luật-tân rồi đến văn phòng CIA tại Saigon. Cơ quan này liền phác hoạ kế hoạch cho biệt-hải phá hủy mấy chiếc tốc đỉnh của hải quân Bắc Việt.

Trong tháng Tư 1962, phòng 45 lập toán bốn cảm-tử quânngười nhái do Đài-Loan huấn luyện, biệt danh Vulcan. Họđược đưa đến Đà-Nẵng huấn luyện cách đặt mìn phá tầu. Sau khi được xác định mục tiêu (do Catfish), toán người nhái Vulcan cùng với mười thủy thủ lên chiếc Nautilus 2, hướng ra hải phận miền bắc. Chiếc Nautilus 2 thả neo ngoài khơi trước cửa miệng sông Gianh, để cho bốn cảm tử quân chèo xuồng vào bờ thám thính. Bốn người này quay trở về báo cáo, rất yênlặng.


Đại-úy Hà-Ngọc-Oanh bí danh Antoine đã phục vụ hai năm trong phòng 45, nhận lệnh cho tấn công những chiếc tốc đỉnh Swatow ngày 28 tháng Sáu. Trong phần thuyết trình hành quân, có thêm hai nhân viên CIA với ảnh chụp căn cứ hải-quân Quảng-Khê.Đại-úy Oanh trình bầy kế hoạch đi, tấn công và đường rút lui cho các cảm tử quân nghe.

Theo kế hoạch, các cảm tử quân từ chiếc Nautilus 2 xuống xuồng gỗ chèo vào bờ theo cửa sông Gianh. Vì chỉ có ba chiếc Swatow trong bến, người nhái thứ tư là Nguyễn-Chuyên ở lại giữ xuồng và làm trừ bị. Ba cảm tử quân trong bộ đồ người nhái sẽ bơi vào bờ gắn mìn ba chiếc Swatow rồi rút êm. Sau đó mọi người ăn nhậu tiễn đưa đến khuya, rồi những người đi công tác được đưa vào khu cấm riêng biệt để bảo toàn bí mật.
Đúng 8:30 tối ngày 29 tháng Sáu, toán biệt hải lên tầu ra đi. Đến đêm hôm sau họ nằm ngoài khơi hải phận miền Bắc, và tiến tới mục tiêu. Trước nửa đêm ngày 30, chiếc Nautilus 2 tắt cả hai máy, hạ chiếc xuồng gỗ gắn động cơ xuống nước. Các cảm tử quân trèo xuống lặng lẽ cho xuồng chạy vào bờ. Mười lăm phút sau, Lê-Văn-Kính có thể thấy cửa miệng sông Gianh. Toán người nhái dự trù sẽ thi hành xong công tác trong vòng hai tiếng đồng hồ, đủ thì giờ bơi vào, đặt mìn rồi bơi trở lại xuồng. Kính kéo kính che mắt xuống rồi tụt xuống nước, người nhái cuối cùng xuống nước là Nguyễn-Hữu-Thao. Trên bong chiếc Swatow 185, nhân viên canh gác nghe tiếng
động do chân vit quạt vào nước. Tiếp theo là hạm-trưởng Hồ-Ngọc-Minh dẫn mấy
thủy-thủ chạy xuống cuối thân tầu quan sát. Dưới nước Nguyễn-Hữu-Thao đang gắn
quả mìn dưới lườn tầu. Nghe tiếng chân người chạy trên bong, anh ta hốt hoảng, xẩy
tay và quả mìn phát nổ, Thao chết ngay tức khắc.

Kính đã đặt xong quả mìn, anh bơi ra xa khỏi chiếc Swatow chừng hai mươi
thước, trồi lên khỏi mặt nước đúng lúc quả mìn của Thao phát nổ. Sức nổ làm anh ta tức ngực, chân tê đi, trôi dật dờ trên mặt nước. Kính trông thấy chiếc Swatow bị hư hại nặng, và biết rằng lính Bắc Việt sẽ tràn ra đầy căn cứ trong giây lát. Kính ráng bơi vào bờ sông rồi chui vào bãi sậy nằm trốn, anh hy vọng khi êm xuôi sẽ tìm cách bơi vào miền nam. Chuyện đó không xẩy ra lâu, lính Bắc Việt tìm thấy anh ta và lôi lên từ bãi sậy.

Ngoài xuồng đợi, Nguyễn Chuyên cùng hai người lái xuồng hoảng hốt trông thấy
quả mìn nổ. Quân Bắc Việt trông thấy chiếc xuồng nhỏ đợi ngoài xa họ cho tầu đuổi
theo, chiếc xuồng nhỏ chạy ra khơi hướng về chiếc Nautilus 2. Khi đến được chiếc
Nautilus 2, Chuyên trúng đạn bị thương. Người nhái thứ ba Nguyễn-Văn-Tâm cũng không may cho lắm. Sau khi đặt mìn, anh bơi trở lại xuồng, rồi quả thứ nhất phát nổ, chiếc xuồng dọt mất và Tâm bị bỏ rơi. Tìm cách khác, anh bơi tìm một chiếc xuồng khác của thường dân, định chạy về miền nam. Khi leo lên tầu anh rơi vào tay lực
lượng tự vệ điạ phương, địch đã báo động khắp nơi.

Căn cứ hải quân Quảng-Khê nổ bùng lên, chiếc Swatow 185 chìm ngay. Trong lúc hỗn
loạn, chiếc Swatow 161 chạy ra biển đuổi theo chiếc xuồng nhỏ đến chiếc Nautilus 2.
Trên tầu Nautilus 2, thủy thủ ráng chống cự với đại liên rồi tháo chạy về hướng nam. Đến 6:00 giờ sáng, chiếc Nautilis 2 bị trúng đạn hư máy nằm chờ chết. Chiếc Swatow bắn chiếc Nautilus 2 tan tành, người nhái Nguyễn Chuyên thoát chết đợt đầu cũng hy sinh cùng với một thủy thủ. Sau khi chiếc Nautilus 2 chìm, mười người sống sót được chiếc Swatow vớt lên bắt làm tù binh.

Thêm một người nữa Nguyễn-Văn-Ngọc vẫn còn trốn trên chiếc tầu đang chìm, không ai hay biết. Sau khi chiếc Swatow đi khỏi, anh Ngọc trôi dật dờ qua vĩ tuyến mười bẩy và được phi cơ tuần tiễu trông thấy cứu sống. Ngày 21 tháng Bảy, Hà-Nội đưa toán biệt kích hải quân ra tòa, lần thứ hai họ xử án biệt kích. Có người bị tù chung thân. Bị thất bại, phải đến năm sau cơ quan CIA mới tổ chức lại được những trận đột kích phá hoại trong vịnh Bắc Bộ.

Đến cuối mùa hè 1963, toán huấn luyện người nhái SEAL của hải-quân Hoa-Kỳ đã huấn luyện xong cho bốn toán biệthải Việt-Nam. Mỗi toán được tuyển mộ gồm dân sự và mấy hạ-sĩ-quan trong lục quân VNCH. Trong bốn toán, Neptune là toán người nhái, toán Cancer gồm toàn quân nhân sắc tộc thiểu số Nùng tuyển mộ từ sư-đoàn 5 bộ binh. Người tổ chức các toán biệt hải là Gougleman, ông ta yêu cầu được cung cấp loại tầu tốt hơn, chạy nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn để tránh chuyện thảm-hoạ xẩy ra như chiếc Nautilus 2 trong năm trước đây.

Do sự yêu cầu, hải quân Hoa-Kỳ bàn giao hai chiếc tầu tuần tiễu phóng thủy lôi
PT-810, PT-811 cho đơn vị biệt hải (Marops / Maritime Operation/Hành quân biển).
Hai chiếc này đến Đà-Nẵng được đổi tên là PTF-1, PTF-2. Trong khi đó cơ-quan CIA
không đợi sự chấp thuận, đặt mua hai chiếc Nasty của Na-Uy đem về đặt tên là PTF-3, PTF-4. Thêm vấn đề nhân lực, cơ quan CIA thuê người Na-Uy để lái tầu vì người Hoa-Kỳ không được phép ra đến hải phận miền bắc. Ba thủy thủNa-Uy đến Đà Nẵng với công-tra sáu tháng, họ có biệt danh là Viking. Theo đại-úy Trương-Duy-Tài một sĩ quan trong đơn vị biệt-hải, người 'Viking' sống rất hợp với thủy thủ Việt-Nam và rất rành đi biển.

Ngày 15 tháng Mười Hai, một chiếc PTF hướng ra miền bắc, đem theo toán người nhái Neptune. Trước khi đến mục tiêu, chiếc tầu bị lạc hướngphải quay về Đà Nẵng, hủy bỏ chuyến công tác. Cơ quan CIA đợi qua năm mới, ngày 14 tháng Giêng năm 1964 thực hiện hai mục tiêu cùng lúc. Hai chiếc Swift rời bến chạy song song cho đến vĩ tuyến 17 tẽ ra, một chiếc hướng về nhà máy dọc theobãi biển gần Đồng-Hới. Chiếc thứ hai tiếp tục chạy thêm mười tám cây số tới sông Ron trong tỉnh Quảng Bình.

Toán biệt hải tấn công Đồng Hới có biệt danh Zeus không gặp trở ngại. Họ đến đúng lúc mặt trời lặn, toán biệt hải chèo xuồng cao-su vào bờ. Trên bờ họ đặt dàn hoả tiễn
nhỏ, đặt giờ nổ do CIA chế bìến hướng vào nhà máy rồi rút êm trở lại chiếc Swift.
Trước khi quay về họ thả thêm mấy thùng truyền đơn đả phá chế độ cầm quyền
ngoài Bắc xuống biển để sóng đánh trôi vào bờ.

Toán thứ hai biệt danh Charon không được may. Khi chiếc Swift còn cách mục tiêu chừng mười chín cây số, viên thuyền trưởng người Na-Uy trông thấy có chiếc tầu từ
hướng bắc chạy về phiá ta. Chiếc Swift chạy quanh co để tránh cho đến khi mất bóng
chiếc tầu lạ, rồi tiếp tục đến tục tiêu, họ đã chậm mất tiếng đồng hồ.

Sau khi biểu quyết tiếp tục nhiệm vụ, người trưởng toán ra lệnh cho toán Charon xuống xuồng cao-su. Khi gần đến cửa sông Ron, các người nhái đi chân nhái rồi bơi vào. Một cặp hai người sẽ bơi vào bờ phiá bắc, cặp khác đến bờ phiá nam giòng sông. Một cặp bất ngờ gặp phải một chiếc tầu đi ra. Vì lòng sông cạn, nhiều sình. Hai người nhái sợ người trên tầu trông thấy vội vã bơi trở lại chiếc xuồng cao su đang đợi nơi cửa biển. Cặp người nhái thứ hai biến mất, không thấy trở lại. Vị thuyền trưởng Na-Uy vẫn ráng đợi cho đến khi mặt trời lặn. Lúc nổ máy, bỗng ông ta trông thấy có đèn hiệu chiếu ra từ bờ, liều mạng viên thuyền trưởng can đảm lái luôn chiếc Swift chạy vào bờ, vớt lên hai người nhái mất tích ban chiều. Nhiệm vụ đã xong, họ hướng về căn cứ xuất pháttrong Đà-Nẵng.

Kenneth Conboy, Dale Andradé, United Press, 2000
Bạch-Hổ

Chiến Tranh Ngoại Lệ 5



Bản tuyên ngôn Geneva về vấn đề trung-lập hóa Ai-Lao sẽ có hiệu lực kể từ ngày 6 tháng Mười năm 1962. Chánh quyền của tổngthống Kennedy ngưng tất cả mọi hoạt động bí mật, các toán biệt-kích nằm vùng ngoài Bắc được lệnh nằm chờ thời và tạm ngưng tất cả các hoạt động phá hoại.

Sau vụ bắn rớt chiếc máy bay C-123 của hãng hàng không Air America ngày 22 tháng Mười Một. Chiếc máy bay này chở đồ tiếp tế nhân đạo cho dân Lào chứ không có mục đích quân sự nào làm chính quyền Kennedy nổi giận. Cơ quan CIA và phòng 45 được lệnh tiếp tục các hoạt động bí mật tại Bắc Việt-Nam. Toán Toubillon trong tháng Bẩy trước đây đã báo cáo đánh xập một cây cầu.
Đầu tháng Mười Hai, toán được lệnh làm 'cú nữa', một cây cầu khác cách cây cầu trước khoảng mười hai cây số về hướng tây. Ngày 8 tháng Mười Hai, Toubillon báo cáo đã làm xong nhiệm vụ.

Thấy toán Tourbillon thành công, Saigon chuẩn bị toán biệt kích kế tiếp. Toán Lyre có
nhiệm vụ phá hoại và lấy tin tức. Toán Lyre tuyển mộ những người theo đạo công
giáo như hai toán thất bại trước đây Echo và Atlas. Toán Lyre sẽ được thả vào khu vực
gần đèo Ngang. Nơi này gần biển, CIA xử dụng tầu đổ bộ từ biển vào thay vì thả dù như những toán biệt-kích khác. Ngày 29 tháng Mười Hai, lúc đổ bộ, toán biệt kích đã bị một trạm kiểm soát đặt nơi bãi biển phát giác. Năm người trong toán bị bắt ngày hôm sau, hai người còn lại định trốn về hướng nam, cũng bị bắt lại vào cuối tuần.

Toán biệt kích phá hoại đầu tiên trong năm 1963 là toán Tarzan. Gồm năm người, điạ bàn hoạt động trong quận Tuyên-Hoá tỉnh Quảng-Bình. Vùng này toán Echo đã nhẩy
dù xuống cách đó hai năm.Đêm 6 tháng Giêng, các biệt kích quân lên máy bay C-54 do phi công Đài-Loan lái cất cánh từ phi trường Tân-Sơn-Nhất. Chuyến thả biệt kích thành công, ít hôm sau, Tarzan lên máy báo cáo về Saigon.

Ngày 12 tháng Tư, sáu biệt kích sắc tộc Thổ trong toán Pegasus nhẩy dù xuống tỉnh
Lạng-Sơn. Nhiệm vụ của họ phá hoại một trong hai thiết lộ chính chạy từ biên giới Hoa-Việt tới Hà-Nội. Trong Saigon CIA ngồi đợi báo cáo của toán Pegasus, kết quả biệt tăm. Tháng sau, một toán biệt-kích khác nhẩy ra bắc cũng mất tích luôn.

Không đếm xiả đến những toán mất tích. Cơ-quan CIA tổng tấn công, thả ba toán
cùng ngày 4 tháng Sáu. Chiếc C-54 không đủ sức chở ba toán biệt-kích cùng lúc, CIA
phải mượn thêm một chiếc C54 khác từ Đài-Loan xang trong vòng một tháng. Sáng
sớm ngày 5, cả hai chiếc C-54 trở về an toàn sau khi thả ba toán biệt kích ra ngoài miền Bắc. Tuy nhiên chỉ có toán Bell lên máy báo cáo về Saigon, hai toán kia bặt tin.

Ba hôm sau, CIA làm tiếp bản cũ, cho hai toán đi chung một chiếc C-54 thả trong tỉnh Ninh-Bình và Thanh-Hóa. Cả hai đều không liên lạc. Hai hôm sau, hai toán khác lên đường trên một chiếc C-54 nhẩy dù xuống vùng Hà-Tĩnh và Nghệ-An, cũng biến mất luôn.
Cơ quan CIA tìm loại máy bay khác để thay thế chiếc C54 trả lại Đài-Loan. Họ chọn
loại máy bay C-123 đuôi rộng hơn, toán biệt kích cùng thùng tiếp liệu có thể ra khỏi trong vòng vài giây, như vậy đỡ bị phân tán thất lạc. Những chiếc C-123 không phù hiệunày sẽ do phi công Đài-Loan lái đến Tân-Sơn-Nhất ngày 15 tháng Sáu.

Toán kế tiếp gồm tám biệt kích quân Việt-Nam mật hiệu Giant, lên chiếc C-123 vào
buổi tối. Chiếc máy bay cất cánh bay ra biển, hướng về vịnh Bắc Bộ, bay cắt ngang
thành phố Vinh ở ngoài Bắc đến vùng rừng núi nơi hướngtây. Đến mục tiêu, các biệt
kích trong toán Giant nhẩy ra và chiếc máy bay C-123 quay đầu xuôi về nam. Trong
Saigon, cơ quan CIA cố dò tìm làn sóng để nhận điện văn báo cáo của toán Giant nhưng hoài công. Tất cả đều êm lặng. Hai hôm sau, hai toán biệt kích khác đã sẵn sang lên đường. Toán thứ nhất gồm sắc tộc thiểu số mật hiệu Packer, sẽ xâm nhập vùng Yên-Bái. Hy vọng toán Packer sẽ thành công như toán Bell, toán duy nhất gửi điện văn về trong mùa hè. Cũng như toán Bell, Packer gồm năm biệt kích quân có nhiệm vụ phá hoại thiết lộ chạy xuyên qua tỉnh. Trưởng toán Packer là Ngô-
Quốc-Chung người sắc tộc Tày . Toán thứ hai gồm ba người sẽ nhẩy xuống tăng
cường cho toán Europa. Toán này đã nhẩy dù xuống vùng Hoà Bình mười bẩy tháng
trước đây. Lúc đó chiếc phi cơ C-54 đã hết thời gian hoạt động, tuy
nhiên họ muốn bay phi vụ chót. Chở cả hai toán đi thả, chiếc C-54 bay lên Yên-Báitrước. Đến bãi nhẩy, các biệt kích trong toáng Packer nhẩy dù xuống. Chiếc C-54 lượn vòng cung bay đi Hoà Bình, viên phi công bay thấp tránh mây và biến mất trước khi đến bãi thả toán biệt kích thứ hai. Toán Packer xuống tới đất cũng mất liên lạc với Saigon. Mất tích quá nhiều, Saigon chuẩn bị thêm một toán chót ra ngoài Bắc. Toán Dragon gồm toàn người sắc tộc Nùng, sẽ được đổ bộ bằng xuồng vào tỉnh Quảng Ninh, gần biêngiới Hoa-Việt. Đúng vào lúc thời tiết xấu, họ ra đi năm lần cùng ngày 15 tháng Bảy, bẩy người trong toán Dragon, bơi xuồng cao-su xâm nhập hải phận Bắc Việt. Từ đó họ biệt tăm.

Tính luôn toán Dragon, CIA đã thả ra ngoài bắc mười ba toán biệt-kích trong vòng bẩytháng. Đến tháng bẩy, chỉ có một toán báo cáo về Saigon., các toán còn lại coi như đã bị bắt. Ngày 9 tháng Bảy Hà-Nội loan tin xử toán biệt kích Pegasus, và thêm năm phiên toà xử biệt kích khác trong vòng ba tháng tới.

Rõ ràng là CIA đã thất bại xuống biệt kích trong việc thả các toán biệt kích ra miền Bắc. Một trong những lý do, bãi thả dù chọn không đúng. Nhiều toán nhẩy xuống quá gần nơi làng mạc và bị phát giác nhanh chóng. Thí dụ toán Tellus nhẩy xuống tỉnh Ninh-Bình ngày 8 tháng Sáu, bị phát hiện khi đang nhẩy dù xuống, cả bốn biệt kích trong toán bị bắt trong vòng hai mươi lăm phút. Toán Packer xui hơn, nhẩy
đúng vào giữa làng, nhân viên truyền tin rơi trúng nóc nhà dân làng. Tháng Mười Hai 1962, Hà-Nội xử dụng toán Europa làm mồi nhử trong lúc phối trí bốn ổ súng phòng không 14.7 ly trong khu vực đồi núi tỉnh HòaBình. Đêm 10 tháng Tám, phicông Đài-Loan lái C-123 bay đi thả tiếp tế cho toán Europa. Trên mục tiêu, từ xa viên phi công trông thấy đèn thắp sáng theo hình chữ 'T'. Bỗng dưng đạn phòng không từ dưới đất bắn lên trúng nhiều chỗ trên thân phi cơ, nhưng viên phi công vẫn lái về an toàn. Về đến Saigon, vẫn còn sợ, viênphi công Đài-Loan xin nghỉ, chê tiền Đô-la Hoa Kỳ và dông thẳng một mạch về Đài Loan. Phi hành đoàn người Tầu cũng sợ, họ từ chối bay tiếp tế cho toán Europa trong tỉnh Hòa Bình.

Kenneth Conboy, Dale Andradé, United Press, 2001.
Bạch-Hổ

Chiến Tranh Ngoại Lệ 6


(Bài 6)
Ngày 20 tháng Mười Một 1963, những nhân vật quan trong trong chính quyền Hoa-Kỳ, Những người sẽ quyết định phương thức chiến đấu trên chiến trường Việt-Nam. Tổng thống Diệm đã bị giết, bây giờ phải xắp xếp lại công việc. Người ngồi ghế chủ toạ là bộ-trưởng quốc phòng Robert S. McNamara, bên phải là đôđốc Felt tư-lệnh tất cả các đơn vị Hoa-Kỳ trong vùng TháiBình-Dương (CINCPAC). Ngồi đối diện với McNamara
là ngoại-trưởng Hoa-Kỳ Dean Rusk, phụ-tá là George Ball, cố vấn an-ninh quốc-gia
McGeorge Bundy, trùm cơ quan CIA John McCone. Thêm hai người đến từ Saigon
là đại-sứ Henry Cabot Lodge và tướng Paul Harkins tư lệnh cơ quan MACV (Bộ Tư-Lệnh Quân Viện Việt-Nam). Họ quyết định chuyển giao những hoạt động của cơ quan
CIA cho quân-đội. Chuyện bàn giao này có mật hiệu là kế hoạch Trở-Lại (Switch
Back).
Từ năm 1957, cơ quan CIAvà Ngũ-Giác-Ðài (bộ TổngTham-Mưu QLHK) đã phối
hợp làm việc. Những quân nhân mũ-xanh (LLÐB/HK) đã đến cố vấn cho liên-đoàn
Quan-Sát số 1. Năm 1961, LLÐB/HK gia tăng cộng tác với cơ quan CIA. Năm đó CIA
mở trung tâm huấn luyện ởThủ-Ðức và ở Hòa Cầm gầnÐà-Nẵng. Thủ-Ðức chứa bốn
đại-đội Biệt-Kích Nhẩy-Dù, dự trù cho những chuyến xâm nhập qua Lào. Hòa Cầm huấn luyện dò-thám biên-giới, đường mòn. Cơ-quan CIA tài trợ tiền bạc, quân Mũ-Xanh tổ chức việc huấn luyện cho cả hai nơi.

Ðầu năm sau, CIA bắt đầu tổ chức lực-lượng Dân-SựChiến-Ðấu (CIDG), tuyển mộ
dân thiểu số thành những đại đội võ trang chống lại quân Việt-Cộng. CIA xữ dụng quân Mũ-Xanh Hoa-Kỳ huấn luyện và sống với dân tộc thiểu số.
Sở Khai-Thác Ðiạ-Hình PhủTổng-Thống cũng gửi ngườiqua giúp đỡ. Ðến tháng Bẩy
cơ quan CIA đồng ý bàn giao chương trình CIDG cho quân đội. Chuyện này bắt đầu cho kế hoạch Trở Lại và sẽ hoàn tất trong vòng một năm.

Những hoạt-động ngoài bắc, kế-hoạch 34-63 là chuyện khác. Tháng Giêng năm 1963,
hải-quân Hoa-Kỳ đã gửi toán biệt-hải (SEAL) qua huấn luyện về hành-quân biệt-hải ngoài Ðà-Nẵng. Hai tháng sau toán biệt-kích Mũ-Xanh từ Okinawa đến huấn luyện
trong căn cứ mới của CIA ở Long-Thành cách Saigon chừng hai mươi hai cây số về
hướng tây. Căn cứ này thaythế cho căn cứ ở Thủ-Ðức được đặt tên là trại Quyết
Thắng.

Trước khi lập căn cứ ở Long-Thành, tất cả những biệt kích ra bắc đều do mấy tay Xiạ
(CIA) huấn luyện trong những nhà an-toàn rải rác trong Saigon. Trên lý thuyết, điều
này tốt trên phương diện bảo mật, mỗi toán đều ở riêng biệt. Căn cứ rộng lớn trên
Long-Thành thực tế hơn cho những buổi huấn luyện phá hoại, xử dụng vũ-kích, mìn.

Toán Mũ-Xanh đầu tiên đến căn cứ Long-Thành là toán A-413 do đại-úy Clinton
Hayes làm trưởng toán. Họ huấn luyện cả điệp viên lẫn biệt-kích-dù. Tháng Mười
toán A-413 được thay thế bởi toán A-211 đến từ Okinawa, trưởng toán là đại-úy
Lawrence White. Trong Saigon, dựa theo kế hoạch Trở Lại, ngày 1 tháng Tư năm 1963, Sở Khai-Thác Ðiạ-Hình đổi tên thành Lực-Lượng Ðặc-Biệt, một binh chủng trong QL/VNCH.

Sau nhiều biến cố xẩy ra vào cuối năm 1963, cả hai vị tổng thống VNCH và Hoa-Kỳđều bị giết. Ðầu năm 1964, các hoạt động ngoài bắc nằm trong kế hoạch 34A. Ngày 3 tháng Hai, tướng Nguyễn-Khánh được tường trình về kế-hoạch 34A, ông ta có vẻ hài lòng và hứa sẽ yểm trợ.

Kế hoạch 34A vẫn được tiếp tục soạn thảo mặc dầu tình hình chính trị rối ren trong
Saigon. Ngày 24 tháng Giêng, Hoa-Kỳ thành lập đoàn Hành-Quân Ðặc-Biệt (SOG) và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của vị Tổng Tham Mưu Trưởng QLHK và cơ quan
MACV. Trên giấy tờ, đơn vị SOG xử dụng kỹ thuật chiến tranh ngoại-lệ 'phá-hoại, quấy rối và làm suy giảm nền kinh tế' chế độ cầm quyền miền Bắc. SOG tổ chức xâm nhập bắt tù-binh, phá hoại, tuyên truyền, lấy tin tức tình báo, và phản gián.

Chương trình hoạt động của SOG chia ra làm bốn loại. Loại 1 là những trận đột kích
bất ngờ. Loại 2 đột kích phá hoại những căn cứ, nhà máy quân, dân sự. Loại 3 tổ chức
những cuộc hành quân cấp đại-đội, tiểu đoàn vào lãnh thổ miền bắc, phá hoại những
căn cứ, cơ-xưởng, nhà máy lớn ngoài bắc. Loại 4, có thể xử dụng không lực đánh phá
làm suy-xụp nền kinh-tế miền bắc.

Dựa theo nhiệm-vụ cho phép, SOG tiến hành giai đoạn 1 từ tháng Hai cho đến
tháng Năm 1964. Tất cả ba mươi ba mục tiêu trong đó 22 trận đột kích phá hoại. Vị chỉ
huy trưởng đầu tiên đơn vị SOG là đại tá Clyde R. Russell, cựu trung đoàn trưởng trong sư đoàn 82 nhẩy dù, cựu liên-đoàn trưởng LLÐB. CIA đã bàn giao cho SOG những gì họ xây dựng từ những năm trước, kể cả các tầu Swift, PTF các toán biệt hải cùng thủy thủ đoàn. Hành quân nhẩy dù, CIA bàn giao lại mấy chiếc C-123 cùng phi hành đoàn Ðài-Loan. Họ cũng bàn giao luôn căn cứ Long-Thành cho SOG.

Ðơn vị SOG tiếp tục các hoạt động ngoài bắc. Ngày 23 tháng Tư, C-123 chở toán biệt
kích ba người ra tăng cường cho toán Remus. Phi cơ bay tới điểm hẹn, những ngọn đồi
gần khu vực Ðiện-Biên-Phủ. Phi hành đoàn trông thấy đèn hiệu từ dưới đất, bật đèn xanh cho các quân nhân biệt-kích nhẩy dù ra. Sau đó Remus báo cáo những toán viên mới đã xuống an toàn. Cú đầu tiên của SOG thành công.

Hai hôm sau SOG chuẩn bị cho chuyến thứ hai. Toán biệt kích Attila gồm sáu quân nhân Việt-Nam nhẩy dù xuống phiá nam tỉnh Nghệ-An. Lần này SOG không nhận được báocáo, coi như mất tích. Ðến cuối mùa hè SOG đã thả thêm tám toán biệt kích ra miền bắc. Ba chuyến ra tăng cường cho các toán nằm vùng từ trước đều nhận được công điện báo cáo. Năm toán khác nhẩy dù xuống mục tiêu mới, chỉ có một toán lên máy báo cáo về Saigon.

Trong khi đó Washington theo dõi sát các hoạt động của đơn vị SOG. Nhiều vấn đề
được nêu lên, các toán nằm vùng ngoài bắc, nhiều toán thiếu đồ tiếp liệu, thực phẩm.
Toán Bell hoạt động trong tỉnh Yên-Bái đã hơn một năm không được tái tiếp tế. Trước
khi nhận được tiếp tế trong tháng Bảy, hiệu thính viên toán Bell báo cáo ba toán
viên đã chết vì đói.

Một vấn đề khác trong vấn đề lãnh đạo chỉ huy. Theo điện văn ngày 19 tháng
Giêng, kế hoạch 34A (miền bắc) có hai chủ, vị đại-sứ tại Saigon và tư-lệnh cơ quan
MACV. Thêm vào nữa, SOG chỉ nhận lệnh từ cơ quan Phản-Gián và các Dịch-Vụ
Ðặc Biệt (SACSA) ở Washington. Tóm tắt đơn vị SOG phải xin phép cho mỗi sứ

mạng, điều này phức tạp. Tối thiểu, đại tá Russell, trùm SOG phải gửi chương trình
hoạt động lên vị tư-lệnh TháiBình-Dương, thông báo vị tổng-tham-mưu trưởng và
được sự chấp thuận của đại-sứ Hoa-Kỳ tối thiểu 24 tiếng đồng hồ trước khi thi hành.
Nhiều sứ-mạng phải được sự chấp thuận của tổng thống Hoa-Kỳ Johnson. Tất cả mọi
viên chức cao cấp đều có quyền gạch bỏ những sứ mạng do SOG vạch ra mà không
nêu lý do.

Còn nhiều vấn đề khác trong nội bộ. SOG than phiền các phi công của hãng Air
America không hợp tác. Cácphi công Ðài-Loan từ chối bay tiếp tế cho toán Europa sau vố bị phòng không bắn. Sau khi SOG ra lệnh phải tiếp tục tái tiếp tế cho Europa, họ báo cáo bệnh. Vấn đề chọn bãi thả dù cũng tùm lum. Toán Attila trong tháng Tư nhẩy dù xuống tỉnh Nghệ-An, toán sau Lotus dự trù nhẩy xa về phiá bắc, lại nhẩy xuống cùng tỉnh. Toán Scorpion thả xuống cùng nơi với những toán khác bell, Packer, Buffalo, toán khác nhẩy vào cùng mục tiêu với toán Ruby.

Ðến tháng Tám, trong căn cứ Long Thành có mười sáu toán, từ một đến mười lăm
người trong mỗi toán. SởKhai-Thác Ðiạ-Hình cung cấp nhân lực tuyển mộ từ các đơn
vị trong QL/VNCH làm cho các toán biệt kích mạnh thêm. SOG nhận được một trong sáu chiếc phi-cơ C-123 biến cải, bẩy phi hành đoàn Tầu và baViệt-Nam. Ðặt tên là phiđoàn số 1 trực thuộc đơn vị SOG dời ra Nha-Trang.

Ngày 14 tháng Mười Một, C-123 bay ra bắc thả biệt kích tăng cường cho toán Bell
trong tỉnh Yên-Bái thành công. Phi hành đoàn Việt-Nam tên Cò-Trắng chuẩn bị
phi vụ đặc biệt thả biệt kích xuống phá cầu Cam nơi phiá bắc thành phố Vinh. Cây cầu
quan trọng này dùng cho cả thiết lộ, nếu bị xập sẽ ngăn cản lưu thông, tiếp vận của
địch. Sau khi phá xập cầu, toán biệt-kích sẽ dùng xuồng bơi ra biển và sẽ được biệt hải
đợi sẵn, đưa về miền nam.

Sứ mạng này phức tạp hơn những chuyến trước đây. SOG tổ chức toán biệt kích Centaur gồm ba mươi ba người (gấp ba lần những toán trước đây).
Chương trình huấn luyện cho Centaur bắt đầu từ ngày 26 tháng Bảy. Ba tháng sau, SOG sửa lại mục tiêu, tấn công dàn radar nơi bờ biển thay vì cầu Cam. Theo kế hoạch, tầu Nasty chở biệt hải ra bắc, họ sẽ dùng xuồng cao-su bơi vào bờ thám thính. Sau đó ra hiệu cho C-123 Việt-Nam chở toán Centaur nhẩy dù xuống tấn công đài radar. Xong nhiệm vụ tất cả rút lui bằng xuồng ra tầu Nasty. Ngày N sẽ là ngày 22 tháng Mười Hai.

Ðể thực tập trận đột kích, ngày 10 tháng Mười Hai, hai chiếc Nasty chở biệt hải ra
đậu ngoài khơi. Toán biệt hải bơi xuồng vào bờ, đợi ra hiệu cho C-123 chở biệt kích.
Trong phi trường Ðà-Nẵng, toán Centaur hai mươi tám người lên máy bay C-123 do
phi công Hồ-Văn-Kiệt lái. Cách phi trường chừng mười cây số, phi cơ gặp mây che
phủ, đâm vào núi. Không một ai sống sót.

Theo tài liệu 'How America Lost the Secret War in North Vietnam', Kenneth Conboy,
Dale Andradé, United Press, 2000.

15/03/2001
Bạch-Hổ

Chiến Tranh Ngoại Lệ 7


(Bài 7)

Không phải chỉ riêng những toán biệt kích nhẩy dù ra miền bắc thất bại. Những trận tấn công trên biển do biệt hải đảm trách cũng làm cho đơn vị SOG mất mặt. Từ
tháng Sáu 1962 đến tháng Giêng 1964, biệt hải tổ chức bốn trận đột kích , một trận duy nhất thành công không bị thiệt hại về phiá ta.

Trưa ngày 15 tháng Hai, bốn người nhái trong toán Neptune, kiểm lại hành trang và lên chiếc Swift. Chiếc tầu hướng ra miền bắc, họ chạy cách xa bờ biển để tránh radar. Một tiếng đồng trước nửa đêm, thuyền trưởng người Na-Uy cho tầu chạy vào
gần bờ. Toán người nhái âm thầm làm việc trong màn đêm. Một người trong toán là Vu õÐức-Gương, người bắc công giáo di cư vào nam năm 1954. Gương là một trong những người nhái đầu tiên do CIA huấn luyện. Anh cũng có mặt trong tháng Mười Hai 1963 khi một chiếc Swift bị tầu Swatow Bắc Việt bắn chìm.

Toán người nhái cùng ba thủy thủ đoàn dùng xuồng cao-su bơi vào bờ. Nhiệm vụ của họ cũng như toán Vulcan trước đây. Xuồng đến cửa sông Gianh, toán người nhái sẽ bơi vào đặt mìn phá hoại, rồi bơi trở về xuồng. Sau đó chạy ra chiếc Swift tẩu thoát về miền nam. Một thủy thủ trực máy liên lạc với chiếc Swift đậu ngoài khơi đề phòng chuyện khẩn cấp.

Chuyện không may xẩy ra, bỗng nhiên gió thổi mạnh tạo nên những ngọn sóng gây khó khăn cho chiếc xuồng cao-su. Khi toán người nhái đang xuống nước, một ngọn sóng lật úp xuồng, máy móc, đồ trang bị rớt xuống biển kể cả mìn để gắn vào mấy chiếc Swatow.

Khi toán cảm tử quân lật được chiếc xuồng trở lại, đông cơ cùng máy truyền tin bị nước vào hết hoạt động. Không thể gọi chiếc Swift vào cứu, họ chèo xuồng bằng bơi chèo trong đêm tối tìm đường trở lại chiếc Swift. Ðến gần sáng, chiếc Swift đợi
quá lâu, chạy vào tìm, may gặp được chiếc xuồng cao-su, lôi tất cả lên tầu, cứu thoát toán người nhái cùng ba thủy thủ đoàn.

Ban Cố-Vấn Hải-Quân (SOGlàm việc ngoài Ðà-Nẵng) phải đợi đến đêm không trăng tháng sau mới tổ chức lại 'cú khác'. Chiều ngày 11 tháng Ba, toán Neptune trở lại cửa sông Gianh trên chiếc Swift. Toán trưởng là Nguyễn-Văn-Nhu, Vũ-Ðức-Gương, hai người nhái khác là Phạm-Văn-Lý, Vũ-Văn-Giỏi. Công việc trở nên thường xuyên, chiếc Swift đậu ngoài khơi, xuồng cao-su đưa bốn người nhái đến cửa sông Gianh
rồi đợi họ bơi trở về.

Mặc quần áo lặn, đi chân vịt, toán người nhái chia làm hai tổ bơi vào. Hai tổ sẽ gặp nhau trong bến đậu mấy chiếc Swatow. Vào đến nơi, Gương và Lý ngoi đầu lên quan sát, không thấy chiếc Swatow nào hết, cũng không thấy hai người trong tổ kia (Nhu, Giỏi). Nhớ lại lúc họp hành quân, Gương và Lý bơi đến bến đậu thứ hai. Họ phải bơi
ngược giòng, Gương để ý bọn chàng không đủ Oxy để bơi trở lại xuồng cao-su.

Gương ra dấu cho Lý lội lên bờ, cả hai tháo bình dưỡng khí, chân vịt ra dấu vào bãi xậy để dễ hành động. Bỗng dưng, cótiếng hô to 'Ðứng lại', tiếp theo là ánh đèn soi khắp nơi rồi tiếng súng nổ vang. Cả hai liền quay trở lại nơi dấu đồ nhái.

Trên chiếc xuồng cao su, mấy thủy thủ ngồi chờ cho đến lúc rạng động. Không còn cách nào hơn, họ phải quay trở lại chiếc Swift, thiếu bốn người nhái.

Tin tổn thất về đến Ðà-Nẵng. Lần này toán Cố-Vấn Hải-Quân phác hoạ chương trình đánh phá mấy cây cầu dọc theo bờ biển miền bắc. Toán biệt hải xử dụng lấy ra từ toán biệt kích Cancer toàn người sắc tộc Nùng. Họ ngồi trên xuồng cao su bên hông
chiếc Swift hướng về huyện Kỳ-Anh tỉnh Hà-Tĩnh. Khi chiếc xuồng cao su vào đến gần bờ, hai người ở lại ngoài biển. Vòng A-Cầu, Châu-Hềnh-Xương bước lên trên cát. Một toán tuần tiễu đi ngang qua, Xương chiếu đèn hiệu ra chỗ xuồng cao su báo nguy, sau đó cùng với Cầu chạy lủi vào một bụi rậm, hy vọng toán tuần tiễu đi qua, họ sẽ
cho xuồng vào vớt.

Ðiều không dễ như tiên đoán, toán tuần tiễu Bắc Việt trông thấy dấu chân in trên cát và tức khắc mở cuộc săn đuổi. Thấy bị động, chiếc xuồng cao-su chạy ra chiếc Swift, và quay trở lạiÐà Nẵng thiếu hai người nhái là Vòng-A-Cầu, Châu-Hềnh-Xương.

Hai hôm sau, NAD (ban Cố-Vấn Hải Quân) tổ chức chuyến khác, phá cầu trong tỉnh Quảng-Bình. Với kế hoạch cũ, chín người bơi xuồng cao-su vào gần bờ, thả toán người nhái, hai người trong nhóm đi nhằm vào đám dân đánh cá đêm. Thêm lần nữa chiếc Swift trở lại Ðà-Nẵng thiếu hai người nhái.

Ngày 1 tháng Tư năm 1964, lực-lượng Phòng-Vệ Duyên-Hải được chính thức thành lập ngoàiÐà-Nẵng dưới quyền thiếu-táNgô-Thế-Linh. Ðơn vị mới này tuyển mộ, huấn luyện thêm, nhiều toán lên tới ba mươi người. Không như CIA, SOG có thể tuyển mộ từ trong QL/VNCH. Toán Romulus gồm những quân nhân từ binh chủng TQLC/VN. Toán Nimbus tuyểntừ BÐQ và Nhẩy Dù. Hai toán khác từ HQ/VN toán Vega lấy từ
đơn vị hải-thuyền, toán Athena lấy từ chiến hạm.

Tấn công lên bờ khó thành công, NAD thảo chương trình khác mật danh Loki, bắt cóc ngư dân ngoài miền bắc đem đến cù-lao Chàm ngoài khơi Ðà Nẵng cho mặt trận Gươm-Thiêng Ái-Quốc tuyên truyền.

Sau khi nhận tầu Nasty, các trận tấn công đột kích lên bờ dễ thành công hơn. Hai mươi sáu biệt hải trên ba chiếc xuồng cao su tràn lên bờ bắn phá trong vòng mười phút rồi rút lui. Chuyến kế tiếp SOG soạn thảo kế hoạch đánh phá cầu trên quốc lộ 1 trong tỉnh Thanh-Hóa, xa hơn những mục tiêu thực hiện trước đây.

Ðêm 26 tháng Sáu, đơn vị biệt hải ra tay. Bẩy quân nhân làm nhiệm vụ phá cầu. Hai mươi hai người khác làm thành phần an ninh. Trận này họ giết hai địch quân gác cầu, hạ thêm bốn tên địch khác trong toán tuần tiễu. Thanh toán xong mục tiêu tất cả
rút ra xuồng cao su và chạy về chiếc Nasty đang đợi. Sau trận đột kích thành công,
tưởng 'dễ ăn', NAD tổ chức tấn công qui-mô hơn, xử dụng hai chiếc Nasty, một chiếc chở biệthải, chiếc thứ hai hộ tống. Mục tiêu cho trận đột kích này là nhàmáy bơm nơi phiá bắc ÐồngHới. Ðêm 30 tháng Sáu, hai chiếc Nasty xâm nhập hải phậnÐồng-Hới PTF5, và 6 đợi ngoài khơi trong khi ba mươi biệt hải xuống xuồng cao su vào tấn
công.


Bị hai vố trong vòng hai tuần, lần này miền Bắc đã chuẩn bị. Khi toán biệt hải lên tới bờ, họ được chào đón bằng đủ loại súng. Ngoài khơi, chìếc PTF-5 chạy vào bắn yểm trợ cho toán biệt hải rút lui, kẹt lại hai người. Ngày 15 tháng Bẩy, biệt hải tấn
công nơi cửa sông Ron, để lại thêm hai người. Miền Bắc kháng cự quyết liệt, cơ quan
MACV nhận được tin tình báo, mười chiếc Swatow trên đườngvào Ðồng-Hới, bốn chiếc khác đã đến sông Gianh.

Theo tài liệu 'How American Lost the Secret War in North Vietnam', Kenneth Conboy,
Dale Andradé, United Press, 2000

Bạch-Hổ

Chiến Tranh Ngoại Lệ 8

Chiến Tranh Ngoại Lệ 9


(Bài 8)
Ngày 20 tháng Giêng năm 1965, dưới ánh trăng một chiếc C-123 mầu xám không phù hiệu cắt ngang không phận phía tây tỉnh Lai Châu. Bay vòng trên bầu trời nơi hướng bắc long chảo Ðiện-Biên-Phủ, phi hành đoàn Ðài Loan trông thấy lửa đốt sáng trong khu rừng ở dưới đất đúng theo hình dáng trong mật hiệu. Toán biệt kích bốn người nhẩy ra khỏi phi cơ, chiếc C-123 bay qua Lào rồi hướng về nam.

Những quân nhân biệt kích vừa nhẩy xuống vùng Lai Châu là toán đầu tiên đơn vị
SOG thả xuống trong năm 1965 tăng cường cho toán Remus đã nằm vùng trước đó

Tình hình biến đổi, toán Remus nhận được lệnh đổi sang công tác phá hoại. Toán
Remus trước đây chỉ được huấn luyện lấy tin tình báo, cũng như không đem theo 'đồ
nghề' để 'làm chuyện phá hoại' do đó SOG thả xuống tăng cường cho Remus hai 'sư phụ' ngày 10 tháng Tám năm 1963. Cả hai tay tổ đều thuộc sắc tộc Tày nên dễ làm việc với Remus, duy trì đặc tính của toán biệt kích. Ba tháng sau, toán báo cáo đã rải mìn con đường chính hướng tâynam Ðiện-Biên-Phủ chạy qua đất Lào.

Sau khi CIA bàn giao các toán biệt kích cho đơn vị SOG trong tháng Giêng năm 1964,
phá-hoại là nỗ lực chính trong kế hoạch 34A. Ngày 23 tháng Tư, SOG thả thêm ba biệt kích sắc tộc Mường xuống tăng cường cho Remus. Trong tháng Tám, Remus báo cáo
phá xập thêm hai cầu nữa nơi phiá bắc thung lũng ÐiệnBiên-Phủ. Ðơn vị SOG thả
thêm bốn biệt kích sắc tộc Mường khác cho Remus.

Trong tháng Giêng 1965, SOG dự trù thả thêm chín biệt kích quân Việt-Nam xuống
tăng cường cho Remus. Nhóm này đem theo hỏa tiễn 4.5 inch nhỏ mới chế tạo đem qua chiến trường Việt-Nam. Toán Remus được lệnh dùng loại vũ khí mới này bắn vào phi đạo trong Ðiện-Biên-Phủ. Phi đạo này không quân Bắc Việt xử dụng như một căn cứ tiền phương. Ngày 20 tháng Giêng bốn biệt-kích quân Việt Nam nhẩy dù xuống nhập vào Remus, năm người khác cáo bệnh không đi. Công điện báo cáo về cho biết, một biệt kích quân bị gẫy chân lúc xuống đất, một bị ngã vỡ sọ chết.

Vài tháng sau, đơn vị SOG có vị chỉ huy trưởng mới, một huyền thoại trong ngànhLLÐB, đại tá Donald D. Blackburn. Trong năm 1965, không lực Hoa-Kỳ oanh tạc Bắc Việt với chiến dịch Rolling Thunder. Quân Lực Hoa-Kỳ yêu cầu oanh kích
đường mòn Hồ Chí Minh ngăn chặn đường tiếp vận chuyển quân của Bắc Việt vào chiếntrường miền nam. Ðể chỉ điểm cho các trận oanh kích, cơ quan MACV ra lệnh tổ
chức các toán biệt kích do Mũ-Xanh Hoa-Kỳ làm toán trưởng xâm nhập, dò thám hệ
thống đường mòn Hồ Chí Minh.

Kết quả cho thời gian còn lại của năm 1965, SOG tuyển thêm quân Mũ-Xanh và huấn
luyện họ chung với biệt kích quân Việt-Nam trong căn cứ Long Thành. Các cuộc hành
quân dò thám đường mòn trên đất Lào có tên là ShiningBrass. Ðơn vị SOG tiếp tục
tuyển mộ thêm tình nguyện trong QL/VNCH. Toán Romeo gồm năm quân nhân
lấy từ sư đoàn 2 bộ binh và năm dân sự. Toán mười người Romeo đã được huấn luyện
hơn một năm, có nhiệm vụ dò thám đường 103 chạy dọc theo vùng phi quân sự rồi đổ
vào hệ thống đường mòn HồChí-Minh.

Trong khi toán Romeo chuyẩn bị, SOG tìm phương tiện khác để thả toán biệt kích. Các phi công Ðài-Loan bay C-123 không phải là 'hạng nhất'. Nhờ trực thăng Air America cũng không nên, SOG là đơn vị thuần tuý quân sự chứ không phải CIA. Cuối
cùng họ xử dụng các phi cơ trực thăng H-34 của phi đoàn 219 (King Bee) VNCH. Mấy
tay phi công trong phi đoàn 219 có nhiều kinh nghiệm thả biệt kích và rất liều mạng làm người Hoa-Kỳ phải thán phục.

Bốn chiếc H-34 không phù hiệu được biệt phái ra Nha Trang trong tháng Mười 1965.
Nhiệm vụ bay cho hành quân Shining Brass, các phi công Việt Nam chứng tỏ khả năng
tài ba của mình. Trong nhiệm thả, thâu hồi các toán biệt kích Việt-Mỹ, các phi công
Việt-Nam được người Hoa-Kỳ công nhận là 'siêu' (superb). Cũng vì vậy SOG quyết định dùng H-34 đưa toán Romeo xâm nhập.

Sáng 19 tháng Mười Một, mười biệt kích trong kế hoạch 34A được đưa tới Khe-Sanh.
Lúc đó chưa nổi tiếng chỉ làmột căn cứ LLÐB nhỏ cách biên giới Lào-Việt sáu cây số, và cách vùng phi quân sự bốn mươi cây số. Ba giờ chiều toán Romeo lên ba chiếc trực
thăng H-34 và phát xuất từ Khe-Sanh. Chiếc bay đầu có ba biệt kích quân, sĩ quan
SOG, hai xạ thủ đại liên và một phi công phụ người Hoa-Kỳ. Người ngồi ghế phi công
trưởng là đại-úy Nguyễn-Phi-Hùng biệt danh 'Moustachio'. Phần còn lại của Romeo chia đều trên hai trực thăng H-34 khác. Ðại-úy Hùng bay đầu dẫn đoàn trực thăng bay về hướng bắc lẫn vào trong mây. Băng qua vùng phi quân sự, đến mục tiêu ông ta đáp thẳng xuống bãi đáp, ba biệt kích quân nhẩy ra. Hai chiếc kia xuống theo thả toán biệt kích Romeo rồi bốc lên cao bay về hướng nam. Chuyến thả biệt kích thành công.

Ðầu năm 1966, đơn vị SOG tin rằng mình có chín toán biệt kích nằm vùng nơi miền bắc, tổng cộng bẩy mươi tám người. Hai toán mới nhất Romeo thả tháng Mười Hai
1965 và toán Kern chín ngưòi nhẩy dù xuống gần đèo Mụ-Già trong tháng Ba 1966 và
đã liên lạc sau khi xâm nhập. Hai toán này có nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo theo
lệnh vị tư-lệnh lực-lượng Hoa-Kỳ vùng Thái-Bình-Dương(CINPAC). Ông ta tin rằng
Hà-Nội đang sửa lại những con đường dùng để chuyển quân, đồ tiếp vận vào miền
nam. Kết quả các toán biệt kích phải đếm số xe vận tải Molotova của địch di chuyển
trên đường. SOG nhìn nhận, lệnh-lạc cho các toán biệt kích đôi khi mơ-hồ không rõ
ràng.

Ðơn vị SOG cũng đã nhận thêm loại máy truyền tin mới Delco 5300 thay cho loại máy
cũ cồng kềnh RS-1 phải quay tay, máy Delco 5300 cũng có thể truyền tín hiệu Morse.
Phiá địch quân, Hà Nội tiếp tục gia tăng hệ thống phòng không làm cho các phi công Ðài-Loan 'lạnh cẳng' những lần bay thả đồ tiếp liệu. Lúc đó hai toán cần phải được tiếp tế, điệp viên Ares xâm nhập năm 1961 và toán Eagle sáu người nhẩy dù xuống phiá tây tình Quảng-Ninh tháng Sáu năm 1964. Hai toán này nằm gần thành-phố Hải-Phòng nơi có hỏa lực phòng không rất mạnh. Trong tháng hai 1965, SOG đưa ra kế hoạch thả tiếp tế cho toán Eagle, rồi Eagle sẽ chia cho Ares (làm một chuyến cho cả hai toán). Kế hoạch bị đình trệ nhiều lần. Hệ thống phòng không nơi Hải-Phòng đã có thêm hoảtiễn Sam. Nghe nói tới hỏatiễn Sam các phi công Ðài-Loan xanh mặt, từ chối bay.

Vẫn phải tiếp-tế cho họ, để tránh hoả lực phòng không, SOG tìm giải pháp khác dùng
loại phi-cơ bay nhanh hơn. Lúc này các phi-công Việt-Nam được để ý tới. Trong ba
phi hành đoàn được huấn luyện bay với cao độ thấp ở Florida năm 1964, một toán tử
nạn trong lúc huấn luyện, một toán bỏ cuộc. Toán thứ ba sau này bị loại vì bay tiếp tế nhiều lần không thành công.

Ðể lấy lại uy-tín, tướng Kỳ người đầu tiên bay thả biệtkích, cũng là người đầu tiên bay phi vụ oanh kích trongtháng Hai năm 1965. Ông ta cho phép xử dụng đơn vị nổi
tiếng của ông ta, phi đoàn 83 chiến-thuật biệt danh Thần-Phong bay những chiếc
Skyraider A-1G không phù hiệu. Phi đoàn này qui-tụ những phi công 'thượng hạng'
của KL/VNCH. Trong tháng Tư 1966, một đơn vị A-1G vượt tuyến bay thẳng đến
những ngọn đồi gần đường 103. Khi nhận được tín hiệu của toán Romeo trên mặt đất,
viên phi công thả hai quả bom Napalm, bên trong chứa đồ tiếp liệu cho toán biệt kích
trong kế hoạch 34A gồm quần áo, lương thực, đạn dược. Rồi đến phiên KL/HK tiếp
tay. Phi-đoàn tác-chiến 366trong phi trường Ðà-Nẵng dùng phản lực F-4 Phantom
thả tiếp tế cho toán Eagle nơi phiá tây tỉnh Quảng-Ninh. Người Hoa-Kỳ chuẩn bị kỹcàng hơn, một phi tuần F-4 tấn công một mục tiêu gần đó, rồi hai chiếc F-4 tách ra bay về hướng khác, họ bay cách mặt đất chừng mười sáu thước, khi trông thấy tín hiệu của toán biệt kích Eagle, hai phi công thả những trái bom Napalm chưá đồ tiếp liệu. Toán biệt kích báo cáo thâu hồi đầy đủ.

Nhờ những trận oanh kích nơi miền bắc, đơn vị SOG nhận được máy bay C-130 cho
những hoạt động bí mật. Trường hợp bị rơi ngoài bắc, người Hoa-Kỳ sẽ chối là
thuộc KL/HK. Phi hành đoàn C-130 sẽ được huấn luyện đặc biệt trong căn cứ không quân Pope, tiểu bang North Carolina. Ðến mùa hè, SOG nhận thêm bốn chiếc MC130,
gắn thêm 'râu' trước mũi để bốc toán biệt kích theo kiểu điệp viên James Bond
007 (Fulton Skyhook extraction system).

Tháng Mười, bốn chiếc MC130 đến Nha-Trang dưới danh hiệu phi-đoàn Vận-Chuyển
314, nhưng họ chỉ nhận lệnh từ đơn vị SOG. Sau những lần bay thực tập, họ ra miền bắc thả truyền đơn và sẵn sànglàm việc. Ðêm Noel họ làm 'cú' đầu tiên, thả hai biệt kích nhẩy dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon. Phi công trưởng Leon Franklin kể lại 'Chúng tôi cất cánh từ Nha-Trang, bay dọc theo biểnngang qua Ðà-Nẵng rồi vào
đất liền. Phi hành đoàn gồm có hai phi-công, một cơ khí viên, hai sĩ quan định hướng,
thêm một phi công thứ ba đọc bản đồ'. Khi chiếc máy bay đến mục tiêu, viên phi công
trưởng Franklin để ý tìm tín hiệu, không thấy gì hết. Họ bay trở lại, lần này trông thấy
lửa đốt lên ở dưới theo hình chữ L. Ðúng mật hiệu, hai biệt kích quân nhẩy ra, chiếc phi cơ vòng lại bay về hướng nam.

Ðơn vị SOG vẫn tiếp tục tìm đủ mọi phương tiện để tăng hiệu năng hoạt động. Các phi công Việt-Nam lái H34 rất có khả năng và thành công trong việc thả toán Romeo trước đây, tuy nhiên SOG thích loại trực thăng CH3 của KL/HK. Chiếc CH-3 mới trên chiến trường Việt-Nam, có khả năng bay nhanh hơn và chở nhiều hơn chiếc H34. Trong tháng Mười năm 1965, tám chiếc CH-3 đến Nha-Trang trong phi đoàn 20
Trực Thăng. Tháng Tư năm sau, sáu chiếc biệt danh Pony Express thuyên-chuyển qua
căn cứ không quân Nakhon Phanom bên Thái-Lan. Toán biệt kích đầu tiên xâm
nhập bằng CH-3 là toán Hector, toán này chia làm hai toán nhỏ. Hector-A sẽ xâm
nhập bắc Việt-Nam lập điạ điểm dò thám đường. Toán Hector-B sẽ xuống sau, nhiệm
vụ liên lạc với dân điạ phương. Ngày 22 tháng Sáu, mười lăm biệt kích trong toán
Hector-A lên đường qua Nakhon Phanom. Nhiệm vụ của họ thăm dò đường số 137
sát biên giới Lào-Việt, đường này lớn, chạy ngang qua đèo Ban Karai vào đường mòn
Hồ-Chí-Minh. Toán Hector gồm toàn quân nhân Việt-Nam tuyển từ các đơn vị trong
QL/VNCH, trưởng toán là đại-úy Nguyễn-Hữu-Luyện, người có cấp bậc cao nhất
trong các toán biệt kích nhẩy bắc. Hector-A không đợi lâu bên Thái-Lan, họ lên hai chiếc CH-3 đang đợi sẵn. Hai trực thăng Pony Express bay xuyên qua đất Lào, xâm nhập không phận tỉnh Quảng-Bình. Khi mặt trời sắp lặn, họ đến bãi đáp, các biệt kích đẩy thùng đồ tiếp liệu của họ xuống trước rồi nhẩy xuống.Ít lâu sau, toán Hector báo
cáo đã đến vị trí an toàn. Toán Hector-B tiếp theo, qua Thái-Lan ngày 23 tháng Chín.
Như lần trước, xuống bãi thả, các biệt kích trong toán Hector-B biến mất vào rừng,
sẽ nhập lại với toán Hector-A. Trong Saigon, SOG đợi điện văn của Hector-B nhiều hôm không thấy họ lên máy. Khi SOG chất vấn Hector-A, được trả lời rằng không tìm thấy mười một quân nhân trong toán Hector-B. Không màng tới chuyện Hector-B bị mất tích, SOG chuẩn bị cho thả toán kế tiếp. Toán Samson tám người gồm đủ sắc tộc
thiểu số. Họ sẽ được trực thăng CH-3 đưa đến sát biên giới Lào-Việt rồi xâm nhập
bộ qua biên giới đến đèo Tây-Trang nơi hướng nam ÐiệnBiên-Phủ. Nhiệm vụ cho toán Samson là dò thám đường số 4, con đường tiếp vận cho các đơn vị cộng-sản hoạt động vùng bắc Ai-Lao. Ngày 5 tháng Mười, trực thăng CH-3 chở toán biệt kích
Samson cất cánh từ Nakhon Phanom bay về hướng bắc, ghé một trạm CIA trên đất
Lào lấy thêm nhiên liệu rồi tiếp tục bay đến mục tiêu thả toán biệt kích. Toán Samson
gửi tín hiệu về Saigon ngay tức khắc, chứng tỏ họ thành công.Ðơn vị SOG đợi ba tháng
sau thả toán Hadley gồm mười một quân nhân Việt-Nam. Cũng như Samson, toán biệt kích sẽ được thả gần biên giới rồi xâm nhập bộ vào miền bắc. Toán Hadley có nhiệm vụ dò thám đường số 8, đường này sẽ qua đèo Nape rồi chạy qua Lào. Thêm vào đó, toán sẽ đặt máy thăm dò chấn động trên đường. Cơquan CIA đã thử máy bên Lào. Máy này có thể phân biệt chấn động do người hoặc xe cộ di chuyển. Toán Hadley
sẽ phải thâu thập dữ kiện về xe cộ lưu-thông gửi về Saigon.

Ngày 26 tháng Giêng 1967, toán Hadley được đưa quaNakhon Phanom. Ði theo có
đại-úy Nguyễn-Văn-Vinh bí danh Marc. Hai chiếc CH-3 bay ngang qua tỉnh Khammouane đến gần biên giới. Mặt trời lặn thật nhanh, chiếc CH-3 dẫn đầu đáp
xuống một bãi trống, các biệt kích quân trong toán Hadley nhẩy ra. Chiếc trực thăng ngóc đầu bay lên, vòng lại hướng về phiá nam. Khi chiếc trực thăng lên được cao độ, Marc nhìn ra cửa sổ máy bay. Ngay tức khắc tim ông ta đập mạnh, bên kia đồi chỗ vừa thả toán biệt kích là một con đường đất. Khi được thuyết trình hành quân, trong tấm không ảnh không có con đường đất. Họ đã xuống lầm bãi! Chiếc CH-3 thứ hai bay theo cũng phát giác ra chuyện đó, báo cáo ngay tức khắc. Chiếc trực thăng thả biệt kích quay trở lại, Marc và quân nhân chuyển vận Việt Nam chạy ra khỏi trực thăng vào bià rừng kêu gọi toán biệt kích. Họ gọi tên từng người, không ai trả lời, tất cả đã biến mất hút vào rừng.

Trở lại Nakhon Phanom, Marc ngồi bên cạnh thùng đồ ăn cho toán biệt kích để sẵn ra
đi tiếp tế. Bốn mươi tám giờ trôi qua, Hadley vẫn biệt tăm.Trở lại Ðà-Nẵng, đại-úy Vinh ngồi sau chiếc khu trục cơ A-1 do phi công Việt-Nam lái. Trong hai ngày kế tiếp, họ bay ba lần ngang qua điểm hẹn với toán Hadley, hy vọng thấy tấm Pa-nô báo nguy hoặc tín hiệu của toán biệt kích. Tất cả hoài công. Hai hôm sau, Marc nhận được điện thoại của đại-úy Calisto từ Saigon gọi ra cho biết CIA bắt được công điện của Bắc Việt cho biết, địch đã phát giác toán biệt kích gần đèo Nape. Như vậy Hadley đãnằm trong tay Bắc Việt. Ðiều này đúng không? Mười tám ngày sau, Hadley lên máy báo
cáo, toán chạm địch vẫn còn đang lẩn tránh. Ðiều này gây nên cuộc tranh luận trong
Saigon, đơn vị SOG tổ chức toán Voi nhẩy xuống điều tra. Bốn biệt kích trong toán được trang bị ống nhòm cực mạnh và máy chụp ảnh xa (tele camera), họ được lệnh nằm lại, chụp ảnh bất cứ người nào lấy thùng tiếp liệu thả cho toán biệt kích Hadley. Ðiều này sẽ chứng minh toán Hadley đã bị bắt hay chưa.

Ngày 18 tháng Mười, Marc đi theo thả toán Voi trên chiếc MC-130. Ðến Hà-Tĩnh, toán biệt kích nhẩy ra khỏi phi cơ.Ðại-úy Vinh (Marc) đã dặn toán Voi khi xuống tới đất phải báo cáo ngay. Toán Voi biến mất luôn, không một lời báo cáo. Trong tháng Mười 1966, hiệu thính viên toán Romeo gửi về một điện văn ngắn 'Romeo đã bị bắt'. Tháng Mười Hai, Hà-Nội thông báo vụ bắt được và đem xử toán Kern, chín quân nhân biệt kích ngẩy xuống đèo Mụ-Già. Toán này xâm nhập từ tháng Ba, lần cuối cùng liên lạc tháng Chín. Trong tháng Ba1967, Hà-Nội thông báo tiếp về vụ toán Samson, toán này mất liên lạc từ ba tháng trước. Tháng Sáu đến phiên toán Hector-A lên đài Hà-Nội, bị khép vào tội gián-điệp. Cuối cùng lên đài là toán Bell.

Theo tài liệu 'How American Lost the Secret War in North Vietnam', Kenneth Conboy,
Dale Andradé, United Press, 2001.



Bạch-Hổ

Nha Kỹ Thuật - Tổng Tham Mưu TRẬN CHIẾN BÍ-MẬT


Trong chiến tranh Việt-Nam, một đơn-vị tối mật được ít người biết đến với danh hiệu Nha-Kỹ-Thuật thuộc bộ Tổng-Tham-Mưu, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Những quân-nhân trong đơn-vị bí mật này thường được gọi là Lôi-Hổ hoặc xếp họ vào hàng lính Biệt-Kích thuộcbinh-chủng Lực-Lượng Ðặc-Biệt. Người Hoa-Kỳ cho rằng Nha-Kỹ-Thuật là một huyềnthoại trong cuộc chiến tranh Ðông-Dương.Cả hai đơn-vị NKT và LLÐB đều được Hoa-Kỳ yểm trợ mạnh mẽ, NKT có tổ chức riêng biệt dựa theo cơ-cấu tổchức của LLÐB. Các 'Sở' hoặc Bộ-Chỉ-Huy (CCN, CCC, CCS - Command & ControlNorth, Central, South) tươngđương với các Bộ-Chỉ-Huy 'C' (C1, C2, C3, C4) của LLÐB. Các 'Căn-cứ Hành-Quân Tiền-phương' (FOB - Forward Operation Base) tương-đương với các BCH 'B' (B50, B52, B57, v.v...). Các toán 'Lôi-Hổ' tương-đương với các toán 'A' biên-phòng. Bài viết này theo tài liệu trong cuốn 'SOG - The Secret Wars of America's Commandos in Vietnam', tác giả John L. Plaster.

Tháng Hai 1961, môt chiếc thuyền đóng theo kiểu những thuyền đánh cá khác ở Bắc Việt-Nam trôi bềnh bồng ngoài khơi vịnh Bắc Việt, lặng lẽ hướng về Cẩm-Phả, một thành phố nhỏ ven biển. Hai đêm trước, họ đã lướt qua hảicảng Hải-Phòng một cáchêm-thấm. Ðêm nay lúc hoàng hôn, họ có thể thấy mờ-mờ những rặng núi trong tỉnhQuảng-Ðông của Trung-Hoa vào khoảng 40 dặm về phiá bắc. Trường hợp không may xẩy ra, nếu họ bị bao vây, sẽ không có một chiếc tầu nào của phe ta đến tiếp cứu họ. Chiếc thuyền con không được đóng ở ngoài Bắc mà ở Vũng-Tàu cách xa 800 dặm, những người lái tầu đã được cơ-quan tình báo CIA Hoa-Kỳ bí-mật tuyển mộ và huấn luyện để đưa một người Việt-Nam tuổi khoảng trung tuần đem theo máy truyền tin xâm nhập vàomiền Bắc. Ðiệp viên bí danh Ares đã đặt chân lên miền Bắc thành công mỹ-mãn. Dưới thời tổng-thống Kenedy, điều-khoản số 52 trong Hội-Ðồng An-Ninh Quốc-Gia chấp thuận cho cơ-quan CIA xửdụng quân Biệt-Kích Mũ-Xanh (Special Forces) và đơnvị Người Nhái Hải Quân (Navy SEALs) để huấn-luyện, cố-vấn quân-nhân Việt-Nam trong những nhiệm-vụ bí-mật do ông trùm Xịa CIA Colby tổ chức.

Tại thành phố bờ biển Nha-Trang, Lực-Lượng Ðặc-Biệt Hoa-Kỳ huấn luyện cho Biệt-Kích quân Việt-Nam thuộcLiên-Ðoàn 1 Quan-Sát để dòthám đường mòn Hồ-Chí-Minh. Trong năm 1961-1962,Liên-Ðoàn 1 Quan-Sát tổ chức 41 cuộc hành-quân viễn thám, tìm kiếm dấu vết đường xâm-nhập cuả địch qua ngã Lào.

Trong khi đó, ngoài Ðà-Nẵng, toán người-nhái Hoa-Kỳ huấn luyện thủy-thủ Việt-Nam, chuyên chở người xâm nhập miền Bắc bằng đường biển. Ngoài ra tổ chức thêm những toán Biệt-Hải với nhiệm-vụ mở những cuộc tấn công bất ngờ các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc.

Sau vài chuyến thành công, Hải-Quân Bắc Việt đã đề phòng, ngăn chận đánh chìm một số hải thuyền. Sau khi nhận định lại tình hình, cơ-quan CIA đổi hướng xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng-không qua sự tiếp tay của Không-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Các nhân-viên (Trong giai đoạn này họ là dân-sự) xắp xâm nhập miền Bắc được huấn luyện trong căn cứ ở Long-Thành, cách Saigon khoảng 20 dặm về hướng đông. Quân Mũ-Xanh và nhân viên CIA huấn luyện họ về ngành tình-báo, kỹ-thuật pháhoại, xử-dụng vũ-khí, nhẩydù, đánh morse và mưu-sinh. Những khả năng để họ có thể hoạt động trong nhiều năm ngoài Bắc.

Ðến cuối muà Xuân 1961, điệp-viên Ares vẫn thường gửi những điện văn morse đến trung tâm truyền tin viễn thông của CIA ở Phi-Luật-Tân để báo cáo. Không như điệp viên Ares, ra đi đơn độc.

Bây giờ đến giai đoạn thả những toán biệt kích xâm-nhập từ 3 đến 8 người. Họ không được may mắn như điệp-viên Ares. Chuyến đầu tiên thả toán Atlas, toán này không có cơ hội để gửi điện văn báo cáo là đã đến nơi, chiếc máy bay chở họ cũng biến mất luôn! Tướng Kỳ đích thân lái phi vụ thứ hai thả toán Castor sâu vào miền Bắc Việt-Nam. Ba tháng sau, Hà-Nội làm rùm beng vụ đem xét-xử ba người sống sót trong toán Atlas. Ít lâu sau toán Castor cũng mất liên-lạc, rồi đến hai toán Dido và Echo cũng nằm trong tay địch quân. Toán cuối cùng thả xuống miền Bắc trong năm 1961 là toán biệt kích Tarzan cũng mất tích. Trong mùa hè 1962, cơ-quan CIA đồng-ý bàn giao các hoạtđộng trong vùng Ðông-Nam- Á cho quân-đội trong vòng 18 tháng.


Chương trình bàn giao có tên là Kế-Hoạch Trở-Lại (Operation Switchback). Rồi thì chính-biến 1-11-1963 xẩy ra và nhiều biến đổi trong miền Nam Việt-Nam làm cho kế-hoạch chậm trễ. Quân-đội Hoa-Kỳ vẫn chưa có một đơn vị đặc biệt nào để đảm nhận chương trình của CIA bàn giao. Hà-Nội gia tăng mức độ xâm nhập vào miền Nam làm cho bộ-trưởng Quốc-Phòng Mc Namara ra lệnh thả nhiều toán 'Biệt-Kích' ra ngoài Bắc phá hoại 'Giới lãnh-đạo miền Bắc nên biết rằng họ sẽ phải trả giá nếu còn iếp tục nuôi dưỡng, cho quân xâm nhập vào miền Nam'. Kế-hoạch 34A (OPLAN-34A) ban-hành ngàỵ 15 tháng 12 năm 1963 giới hạn cho một số mục tiêu.


Mặc dầu Mc Namara thúc đẩy, kế-hoạch 34A bắt đầu từ ngày 1 tháng Hai 1964, Bộ-Chỉ-Huy Quân-Viện (MACV) mới lập xong một đơn vị cho các hoạt động bí mật của CIA.Ðơn vị này do một đại-tá chỉ huy và bao gồm nhiều đơn vị, từ LLÐB, Người Nhái, Không-Ðoàn Cảm-Tử (AirCommando). Ðơn vị mới này lấy tên là SOG (SpecialOperation Group) Liên-ÐoànHành-Quân Ðặc-Biệt. Sau đó đổi tên để bảo mật mặc dầu vẫn viết tắt là SOG (Study and Observation Group) Ðoàn Nghiên-Cứu, Quan-Sát, tên mới nghe có vẻ chỉ gồm những chuyên-gia hoặc những nhà giáo.

Ðơn-vị mới SOG không trực thuộc cơ-quan MACV hoặc cấp chỉ huy của MACV là tướng William Westmoreland, mà nhận lệnh thẳng từ bộ TTM/QLHK (JCS) trong NgũGiác-Ðài và thường nhận lệnhtừ tòa Bạch Ốc. Chỉ có 5 sĩ quan cao cấp Hoa-Kỳ ở Saigon được báo cáo về những hoạt động bí-mật của SOG: Tướng Westmoreland, tham-mưu-trưởng của ông ta,trưởng phòng Nhì, tư-lệnh Ðệ- Thất Không-Lực, và viên tư lệnh lực-lượng Hải-Quân HK tại Việt-Nam.

SOG được chấp thuận mở những cuộc hành quân phát xuất từ miền Nam Việt-Nam, và Thái-Lan vào đất Ai-Lao, Miên, Bắc Việt và có thể ở phiá bắc Miến-Ðiện, Quảng-Ðông, Quảng Tây, Hồ-Nam và đảo Hải-Nam bên Tầu. Ngân khoản dành cho SOG sẽ dấu trong ngân khoản dành cho Hải-Quân Hoa-Kỳ. Trùm SOG là một sĩ-quan thuộc binh-chủng Nhẩy-Dù trong trận Thế-Chiến thứ Hai, sau đó chuyển qua Lực-LượngÐặc-Biệt trong thập niên 50. Ðại-Tá Clyde Russell đã từng theo sư-đoàn 82 Dù nhẩy xuống Pháp, Hòa-Lan, sau đóchỉ-huy Liên-Ðoàn 10 LLÐBbên Âu-châu, sau đó là Liên-Ðoàn 7 LLÐB trong căn-cứ Fort Bragg, North Carolina.

Trong kế-hoạch 34A, đại-tá Russell và ban tham-mưu thay đổi cơ-cấu tổ chức của Liên-Ðoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát dựa theo tổ chức OSS xâmnhập với sở Không yểm, Hải yểm và một đơn-vị Tâm-lý chiến. Cơ-quan CIA cho SOG xử-dụng hệ-thống tiếp-liệu đặc biệt với những đồ chơi 'Xa-xỉ phẩm' như vũ-khí tối tân, dụng cụ câu dây điệnthoại để nghe lén. Ðồ tiếp liệu bí mật này có trong căn cứ Chinen ở Okinawa.

Ngoài ra còn có thêm văn phòng chuyên lo việc tiếp liệu cho đơn vị SOG và LLÐB.

CIA bàn giao thêm cho SOGmột phi đội C-123 từ Ðài-Loan do các phi-công Ðài-Loan lái để thay thế các máy bay C-47 của Không-Lực VNCH. Phi-đội này có tên là Ðệ Nhất gồm bốn chiếc C123. Mỗi chiếc có một phi hành đoàn phụ Hoa-Kỳ để bay những phi vụ trong miềnNam, các phi-công Ðài-Loan bay những phi vụ ra Bắc hoặc qua đất Miên. Những phi côngÐài-Loan này không biết tiếng Việt, có thẻ căn-cước Việt-Nam nhưng chỉ một số rất ít viên chức Việt-Nam mới biết họ là ai. CIA cũng bàn giao thành quả 3 năm hoạt-động của họ cho tới năm 1964. Tất cả 22 toán thả ra ngoài Bắc, chỉ còn liên-lạc được 4 toán Bell, Remus, Easy, Tourbillon và Ares.

Trong căn-cứ Long-Thành gần Saigon, SOG nhận được khoàng hơn 20 nhânviên đang thụ-huấn. Các sĩ quan SOG không tin tuởng nơi họ và phải loại trừ những quân nhân đó. SOG cũng không thể trả họ về cho QL/VNCH vì họ đã biết những nhiệm-vụ, hoạt động bí mật của cơ-quan ở ngoài Bắc. Cách giải quyết dễ dàng nhất là... cứ thả họ ra ngoài Bắc (Bỏ rơi cho địch quân). Trong tháng Năm, Sáu, Bảy 1964, các toán Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion nhẩy dù xuống miền Bắc và đều bị bắt hết.

Ngoài ra một số nhân viên khác cũng được gửi ra ngoài Bắc để tăng cường cho hai toán Remus và Tourbillon. Sau khi thanh toán xong các toán do CIA để lại, SOG bắt đầu tuyển mộ nhân viên mới cho một chương trình huấn luyện dài 21 tuần lễ. Danh từ 'LÔI-HỔ' có từ đây. Ðể yểm trợ cho kế-hoạch 34A tấn công bất ngờ bờ biển Bắc Việt, trong đêm 16 tháng 2 năm 1964, ba thủy thủ người Na-Uy lái chiếc tầu Nasty (chạy rất nhanh, hỏa lực mạnh do Na-Uy chế tạo) chở theo người nhái Việt-Nam dự tính phá hủy một chiếc cầu, bị địch phát giác phải quay trở lại. Mấy đêm sau, một toán phá hoại người nhái khác xâm nhập miền Bắc bị thất bại, mất đi 8 quân nhân thuộc Lực-Lượng Người Nhái HQVN.

Qua tháng 7, các tốc đỉnh Nasty và Biệt-Hải dùng chiến thật tấn công bất ngờ rồi chạy, phá hủy được năm mục tiêu ngoài Bắc trong hai ngày 9 và 25 tháng Bảy. Ngày 30 tháng 7, SOG xử dụng 5 chiếc tốc đỉnh Nasty tấn công những dàn ra-đa gần Hải-Phòng gây nhiều tiếng nổ phụ. Trong tháng Tư 1964, bo ätrưởng quốc-phòng Mc. Namara ra lệnh thám-thính phần đất bên Ai-Lao.

Chươngtrình 'Leaping Lena' bắt đầu thả toán đầu tiên qua Lào ngày 24 tháng Sáu, đến 1 tháng Bảy, năm toán Biệt-Kích Việt-Nam nhẩy dù qua biên giới Lào để dò-thám các hoạt động của quân-đội Bắc Việt Chương trình 'Leaping Lena' tới tai cố-vấn của tổngthống Hoa-Kỳ, ông William Bundy qua bản báo cáo 'Tất cả các toán đều bị địch tìm ra vị-trí, chỉ còn bốn người sống sót chạy thoát trở về'.

Ðầu năm 1965, phi công Jim Ryan của Air America (CIA), chụp được một số hình ảnh, những con đường mới làm từ đèo Mụ-Già qua phần đất Ai-Lao, hệ thống đường mòn HồChí-Minh gia tăng. Ngày 8 tháng Ba năm 1965, SOG cómột cấp chỉ huy mới là Ðại-Tá Donald Blakburn, một huyền thoại trong ngành Lực-LượngÐặc-Biệt.

Theo tài liệu:

SOG The Secret Wars Of America's Commandos in Vietnam, John L. Plaster. Dallas 20-11-1999

VÐH




Năm 1957, chính quyền Eisenhower tài trợ cho một chương trình bí-mật. Phốihợp giữa cơ quan Trung-Ương Tình-báo CIA và bộ Quốc-Phòng Hoa-Kỳ giúp đỡ việc thành-lập một đơn-vị Lực-Lượng Ðặc-Biệt cho Nam Việt-Nam. Ðơn-vị này tên là Liên-Ðoàn Quan-Sát số 1, âm-thầm xâm-nhập vào hàng ngũ quân du-kích cộng-sản.

Ðể bảo mật, Liên-Ðoàn Quan-Sát số 1 do một ban tình báo trong bộ quốc phòng, ban Nghiên-Cứu điều hành. Ban này có hai thay đổi, thứ nhất đổi tên là Phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống, dưới sự theo dõi trực tiếp của tổng-thống Diệm. Thứ hai, trung-tá Lê-Quang-Tung được chỉ định làm trưởng phòng Liên-Lạc.

Năm 1958, cơ-quan CIA tại Saigon, thành lập ban ngoại-vụ để làm việc với phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống. Trưởng ban là Russell Miller dưới danh hiệu ngoại-giao, ông ta để ý trung-tá Lê Quang Tung chọn mười hai nhân viên cho đơn vị mới. Mười một sĩ quan trẻ thiếu-úy hoặc trung-úy, dưới quyền đại-úy Ngô-Thế-Linh, người đã làm việc 5 năm ngoài Ðà-Nẵng. Trong tháng Mười Một, mười hai người được đưa qua Saipan. Họ được cơ-quan CIA huấn Luyện hai tháng về nhiều môn, tình-báo tác-chiến, phương-thức phá-hoại và điều-khiển đường giây tình-báo. Trở về Saigon vào cuối năm, đại-úy Linh được chính thức bổ nhiệm làm trưởng
phòng Bắc Việt (bí-danh phòng 45) trong phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống.

Chỉ có hơn chục người, trong những tháng kế tiếp, phòng 45 lo việc huấn luyện thêm nhânviên. Ðến giữa năm 1959 một nhóm năm sĩ-quan khác được đưa qua Saipan thụ huấn khóa huấn luyện ngắn sáu tuần lễ. Sau đó ít lâu, cơ-quan CIA cử nhân viên qua Saigon huấn luyện hai lần, mỗi lần khoá huấn luyện kéo dài mười hai tuần lễ. Lần này chương trình huấn luyện nhằm vào những sĩ quan trẻ sinh quán nơi miền Bắc và gốc người thiểu-số.

Trong khi việc huấn luyện kéo dài đến cuối năm 1959. Phòng 45 phác-họa kế hoạch đầu tiên, họ tìm cách xâm nhập vào một hậu phương mà địch kiểm soát rất chặt chẽ gần năm năm. Cơ quan CIA biết rõ trở ngại của phòng 45. Trước đó năm 1951-1953, họ cho xâm nhập 212 điệp viên Tầu vào Hoa-Lục, một nửa bị giết, nửa khác bị bắt. Trên đất Hàn quốc, kết quả cũng tương tự.

Phòng Liên-Lạc phủ Tổng Thống trao trách nhiệm cho trung-úy Ðỗ-Văn-Tiên bí danh Francois gửi một điệp-viên đơnđộc (singleton) ra ngoài Bắc. Francois tìm được một người có khả năng là Phạm-Chuyên, đã từng là đảng viên trong tỉnh Quảng-Ninh bị vợ bỏ, ông ta di cư vào miền nam. Mới đầu Phạm-Chuyên từ chối làm việc, mặc dầu trung-tá Lê-Quang-Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ sáu tháng. Trung-úy Tiên (Francois) cộng tác với một nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên, sau hơn sáu tháng Phạm Chuyên nhận lời.

Người điệp viên mới được đưa ra Nha-Trang để qua kỳ trắc nghiệm tâm-lý. Chuyên đạt được điểm xuất sắc, sau đó qua hai kỳ khảo nghiệm (test) nữa, một ở Saigon và ở Nha-Trang. Tiếp theo là phần huấn luyện cho Chuyên sáu tháng về ngành truyền-tin. Trong khi Chuyên được huấn luyện, trung-úy Tiên và Reagan bận rộn phác-hoạ kế hoạch gửi người điệp viên trở ra ngoài bắc. Chuyên sẽ nằm vùng dài hạn trong tỉnh Quảng-Ninh, một tỉnh ngay bờ biển, nơi Chuyên rất rành-rẽ, cho Chuyên xâm nhập bằng đường biển là điều hợp lý. Hai chuyên viêntình báo bay ra Ðà-Nẵng tìm địa điểm phát xuất, họ thuê một biệt thự có tường cao bao quanh làm căn cứ. Tất cả những hoạt động của họ từ đó trở về sau có mật hiệu là Pacific (Thái-Bình-Dương).

Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định kế hoạch ngắn hạn, thả điệp viên qua vùng phi quân-sự, dọc theo vĩ tuyến 17. Người được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo công giáo, quê ở Hà-Tĩnh tên là Vũ-Công-Hồng. Hồng được huấn luyện nhanh chóng và đưa ra Huế sống trong một căn nhà an-toàn. Trong nhà có thêm hai sĩ-quan trẻ thuộc phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống là Phạm-Văn-Minh và Trần-Bá-Tuấn, cả hai đều đã được huấn luyện ở Saipan. Hai người có bí danh là Michael và Brad. Họ làm việc với nhân viên CIA David Zogbaum. Cũng như Francois (tr/u Tiên), Reagantrong Ðà-Nẵng, các hoạt động phát xuất từ Huế có mật hiệu làAtlantic (Ðại-Tây-Dương).

Vũ-Công-Hồng mang bí danh là Hirondelle đã sẵn sàng ra đi. Thiếu-tá Trần-Khắc-Kính nhân vật thứ hai trong phòng Liên-Lạc PTT, có mặt trong lúc thả điệp viên Hirondelle qua sông Bến-Hải. Qua sông, Hirondelle biến mất vào màn đêm và trở lại miền nam vài tuần sau. Mặc dầu chỉ cho biết tin tức về đường đi nước bước, hệ thống an-ninh nơi miền Bắc, người điệp viên làm cho phòng 45 phấn khởi.

Hai tháng sau chuyến đi của Hirondelle, Chuyên đã sẵn-sàng sau một năm huấn luyện. Sứ mạng của Chuyên khác với Hirondelle. Chuyên sẽ thu-thập tin tức tình báo, tuyển mộ thêm điệp viên và sẽ nằm vùng trong nhiều năm. Theo kế-hoạch (vỏ bọc / ngụy trang) Chuyên sẽ trở nên một người đánh cá ở Cẩm-Phả, một làng nhỏ gần vịnh Hạ-Long. Ðó cũng là quê của Chuyên trước năm 1958, sự trở về của Chuyên có thể bị lộ, tuy nhiên ông ta còn có gia đình, anh em, vẫn hy vọng được che chở.


Phạm-Chuyên đã sẵng sàng rađi với bí danh Ares. Ðầu tháng Tư năm 1961, Ares lên tầu Nautilus I rời Ðà-Nẵng theo chuyến hải hành hai ngày về phiá bắc. Gặp thời tiết xấu, chiếc Nautilus I phải quay trở về bến. Vài hôm sau, thời tiết trở nên tốt, điệp viên Ares lại lên đường. Cả hai Francois và Reagan ra bến tầu tiễn Ares, Francois nhớ lại 'Tôi chúc anh ta đi may mắn'. Ðiệp viên Ares không nói một lời nào.

Bầu trời xanh, biển lặng, chiếc Nautilus I lặng lẽ xâm nhập vào vùng biển Quảng-Ninh, sau đó Ares chèo xuồng nhỏ đổ bộ lênbờ. Ðịa điểm đổ bộ gần Cẩm-Phả, Ares đem đồ tiếp vận lên bờ rồi dấu hai máy truyền tin. Nhiệm vụ đầu tiên, anh ta phải tuyển mộ thêm một người để giúp đỡ trong việc xử dụng máy truyền tin. Phòng 45 đã rõ điều này nên sẽ chờ tín hiệu của Ares trong vòng nhiều tuần hoặc nếu không vài tháng. Không bị phát giác, có người trông thấy, người điệp viên lẻn về làng cũ, và vào thẳng căn nhà xưa của mình. Xum họp với gia đình, Ares thuyết phục người emPhạm-Ðộ. Miễn cưỡng, anh ta đi theo Ares ra bờ biển thâu hồi hai máy truyền tin. Họ đào hố chôn hai cái máy ở trong nhà.

Chuyến xâm nhập của Ares coi như thành công. Ngày 9 tháng Tư, mấy ngư dân khám phá ra chiếc xuồng nhỏ của Ares. Tiếp theo sau là những cuộc khám xét làng đánh cá do lực lượng an-ninh. Sau khi xác định không ai làm chủ chiếc xuồng nhỏ, cuộc khám xét lan tràn ra bãi biển, và công-an tìm ra hố chôn dấu hai máy truyền tin.

Nghi ngờ điệp viên địch (miền nam) xâm nhập, viên chỉ huy lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh thảo kế hoạch khám xét từng nhà, đặc biệt những nhà có người di cư vào nam, và những gia đình có liên hệ với chế độ thực dân trước đây.

Không biết chuyện đó, Ares vẫn trốn trong một cánh rừng gần đó. Anh ta đem theo một máy truyền tin, nhờ người em quay máy (crank), điệp viên Ares gửi đi bức điện văn đầutiên. Ðể tránh làn sóng bị giaothoa, Ares đánh tín hiệu từ bờ biển miền bắc Việt-Nam, vượt đại dương đến trạm Bugs, mật hiệu do cơ-quan CIA đặt cho trạm viễn thông ở Phi-Luật-Tân. Từ đó bản điện văn sẽ được tiếp vận, truyền đi đến cơ quan CIA tại Saigon. Robert Kennedy, nhân viên CIA bước vào phòng
45 với bức điện văn trên tay vẫy-vẫy mừng rỡ nói lớn 'Thành công!'.

Một phó bản bức điện văn của Ares được trình lên tổng-thống Diệm. Sau đó Ares gửi thêm hai mươi hai bản báo cáo nữa trong một thời gian gấp rút. Trong khi đó tại Quảng-Ninh, nhân viên phản-gián Bắc Việt dò làn sóng viễn thông để lấy những bản điện văn. Một cụ già cũng báo cáo cho công an rằng có người lạ tìm cách dấu mặt đang sống trong một căn chòi gần bãi biển. Cụ già nói thêm, có người trong nhà khoe một cây viết nguyêntử, vật ít thấy nơi miền bắc.

Với những điều thâu thập, công-an theo dõi nhà của gia đình Phạm Chuyên. Ngày 11 tháng Sáu, giới thẩm quyền bắtgiữ Phạm-Ðộ trong khi anh ta đem đồ tiếp tế vào rừng cho anh mình. Sáu ngày sau, họ khám phá ra máy truyền tin thứ hai chôn dấu trong nhà cùng với bản mật mã. (số phận người điệp viên Ares Phạm Chuyên ra sao???).

Hà Nội có hai lựa chọn. Công bố vụ bắt được điệp viên Aresrồi đưa ra toà như nhóm Ðại-Việt trước đây, hoặc dùng Ares làm gián điệp đôi ép buộc Ares phải liên lạc thường xuyên với Saigon.

Ðúng 9 giờ sáng ngày 8 tháng Tám, Saigon nhận được điện văn của Ares sau gần hai tháng mất liên lạc. Với sĩ-quan an-ninh Bắc Việt bên cạnh, người điệp viên cắt nghĩa về sự vắng mặt của mình. Mẹ và em gái anh ta không đủ tiền nạp thuế nông nghiệp, do đó anh ta phải lánh mặt lên Hà-Nội tạm thời. Saigon tạm tin vào những điều báo cáo của Ares và đồng ý gửi tiếp tế cho Ares theo lời yêu-cầu của anh ta. Chiếc Nautilus I lại rời Ðà-Nẵng ngày 12 tháng Giêng năm 1962 đem đồ tiếp tế cho Ares. Chiếc này đến vịnh Hạ-Long không gặp trở ngại, sau đó tự nhiên mất liên lạc vô tuyến một cách bí mật.

Phòng 45 lo ngại cho số phận chiếc Nautilus I cùng với thủy thủ đoàn, mặc dầu có sự nghi ngờ điệp viên Ares... Có lẽ chiếc tầu gặp tầu tuần duyên của Bắc Việt khi đến gần bãi biển.
Phòng 45 cho đóng chiếc tầu khác lấy tên là Nautilus 2. Chiếc này sẵng sàng vào tháng Tư cùng với thủy thủ đoàn tuyển mộ từ những người Bắc di cư và huấn luyện tại Ðà-Nẵng.

Ngày 11 tháng Tư, chiếcNautilus 2 rời Ðà-Nẵng ra Bắc hướng về vịnh Hạ-Long. Hai ngày sau ra đến ngoài khơi Quảng-Ninh. Sáu người trong nhóm mười bốn thủy thủ đoàn, xuống xuồng cao-su chở theo đồ tiếp vận cho Ares gồm bẩy hộp thiếc, và hai mươi ba hộp carton bọc trong bao plastic. Họ chèo xuồng đến một đảo nhỏ trong vịnh Hạ-Long, chất hàng lên đảo và lấy cây che đi.

Khi chiếc Nautilus 2 về đến Ðà-Nẵng an toàn, phòng 45 ăn mừng sự thành công của chuyến tiếp tế đầu tiên cho điệp viên Ares. Sau đó ngày 2 tháng Năm, họ gửi tín hiệu chỉ chỗ dấu hàngcho điệp viên Ares. Ít lâu sau, Ares báo cáo đã thâu hồi đồ tiếp vận kể cả máy truyền tin cùng với máy chụp ảnh 35mm.

Theo tài liệu 'How America Lost the Secret War in North VietNam', tác giả Kenneth
Conboy, Dale Andradé. United Press 2000.

Carrollton, ngày 10 tháng Ba năm 2001

Cọp Khánh-Hòa