Tuesday, June 30, 2009

Chiến Tranh Ngoại Lệ 4


Khi mặt trời nhô lên ngoài khơi vịnh Bắc Phần, đoàn tầu túa ra biển đông, đi đánh cá gần miệngsông Gianh cách Đồng Hới tỉnh cực nam của miền Bắc khoảng bốn mươi cây số. Từ biển đi sâu vào sông Gianh khoảng chừng cây số có căncứ hải-quân Quảng-Khê. Đây cũng là nơi phát xuất của lực lượng Phòng-Vệ Duyên-Hải Bắc Việt.

Ngày 16 tháng Năm năm 1962, khung cảnh có vẻ như bình thường. Không ai biết dưới mặt nước biển, có một chiếc tầu ngầm đang dò thám ngoài khơi, chiếc tầu tên Catfish của hải-quân Hoa-Kỳ. Chiếc tầu ngầm này đã hoạt động nhiều năm trong vùng biển Tầu, Việt-Nam. Lần này chiếc Catfish để ý những chiếc tốc đỉnh võ-trang Swatow của miền Bắc. Chiếc Swatow dài 83 bộ (feet), trang bị ba đại bác 37 ly, thêm hai khẩu 14,5 ly hai nòng. Với ba mươi thủy thủ đoàn, chiếc Swatow có thể chạy với tốc độ hai mươi tám knots mỗi giờ, trang bị thêm radar tìm những chiếc tầu vượt tuyến.

Được biết trong căn cứ có ba chiếc Swatow đang bỏ neo, chiếc tầu ngầm Catfish xác định tin tức và báo cáo về Manila, Phi-Luật-tân rồi đến văn phòng CIA tại Saigon. Cơ quan này liền phác hoạ kế hoạch cho biệt-hải phá hủy mấy chiếc tốc đỉnh của hải quân Bắc Việt.

Trong tháng Tư 1962, phòng 45 lập toán bốn cảm-tử quânngười nhái do Đài-Loan huấn luyện, biệt danh Vulcan. Họđược đưa đến Đà-Nẵng huấn luyện cách đặt mìn phá tầu. Sau khi được xác định mục tiêu (do Catfish), toán người nhái Vulcan cùng với mười thủy thủ lên chiếc Nautilus 2, hướng ra hải phận miền bắc. Chiếc Nautilus 2 thả neo ngoài khơi trước cửa miệng sông Gianh, để cho bốn cảm tử quân chèo xuồng vào bờ thám thính. Bốn người này quay trở về báo cáo, rất yênlặng.


Đại-úy Hà-Ngọc-Oanh bí danh Antoine đã phục vụ hai năm trong phòng 45, nhận lệnh cho tấn công những chiếc tốc đỉnh Swatow ngày 28 tháng Sáu. Trong phần thuyết trình hành quân, có thêm hai nhân viên CIA với ảnh chụp căn cứ hải-quân Quảng-Khê.Đại-úy Oanh trình bầy kế hoạch đi, tấn công và đường rút lui cho các cảm tử quân nghe.

Theo kế hoạch, các cảm tử quân từ chiếc Nautilus 2 xuống xuồng gỗ chèo vào bờ theo cửa sông Gianh. Vì chỉ có ba chiếc Swatow trong bến, người nhái thứ tư là Nguyễn-Chuyên ở lại giữ xuồng và làm trừ bị. Ba cảm tử quân trong bộ đồ người nhái sẽ bơi vào bờ gắn mìn ba chiếc Swatow rồi rút êm. Sau đó mọi người ăn nhậu tiễn đưa đến khuya, rồi những người đi công tác được đưa vào khu cấm riêng biệt để bảo toàn bí mật.
Đúng 8:30 tối ngày 29 tháng Sáu, toán biệt hải lên tầu ra đi. Đến đêm hôm sau họ nằm ngoài khơi hải phận miền Bắc, và tiến tới mục tiêu. Trước nửa đêm ngày 30, chiếc Nautilus 2 tắt cả hai máy, hạ chiếc xuồng gỗ gắn động cơ xuống nước. Các cảm tử quân trèo xuống lặng lẽ cho xuồng chạy vào bờ. Mười lăm phút sau, Lê-Văn-Kính có thể thấy cửa miệng sông Gianh. Toán người nhái dự trù sẽ thi hành xong công tác trong vòng hai tiếng đồng hồ, đủ thì giờ bơi vào, đặt mìn rồi bơi trở lại xuồng. Kính kéo kính che mắt xuống rồi tụt xuống nước, người nhái cuối cùng xuống nước là Nguyễn-Hữu-Thao. Trên bong chiếc Swatow 185, nhân viên canh gác nghe tiếng
động do chân vit quạt vào nước. Tiếp theo là hạm-trưởng Hồ-Ngọc-Minh dẫn mấy
thủy-thủ chạy xuống cuối thân tầu quan sát. Dưới nước Nguyễn-Hữu-Thao đang gắn
quả mìn dưới lườn tầu. Nghe tiếng chân người chạy trên bong, anh ta hốt hoảng, xẩy
tay và quả mìn phát nổ, Thao chết ngay tức khắc.

Kính đã đặt xong quả mìn, anh bơi ra xa khỏi chiếc Swatow chừng hai mươi
thước, trồi lên khỏi mặt nước đúng lúc quả mìn của Thao phát nổ. Sức nổ làm anh ta tức ngực, chân tê đi, trôi dật dờ trên mặt nước. Kính trông thấy chiếc Swatow bị hư hại nặng, và biết rằng lính Bắc Việt sẽ tràn ra đầy căn cứ trong giây lát. Kính ráng bơi vào bờ sông rồi chui vào bãi sậy nằm trốn, anh hy vọng khi êm xuôi sẽ tìm cách bơi vào miền nam. Chuyện đó không xẩy ra lâu, lính Bắc Việt tìm thấy anh ta và lôi lên từ bãi sậy.

Ngoài xuồng đợi, Nguyễn Chuyên cùng hai người lái xuồng hoảng hốt trông thấy
quả mìn nổ. Quân Bắc Việt trông thấy chiếc xuồng nhỏ đợi ngoài xa họ cho tầu đuổi
theo, chiếc xuồng nhỏ chạy ra khơi hướng về chiếc Nautilus 2. Khi đến được chiếc
Nautilus 2, Chuyên trúng đạn bị thương. Người nhái thứ ba Nguyễn-Văn-Tâm cũng không may cho lắm. Sau khi đặt mìn, anh bơi trở lại xuồng, rồi quả thứ nhất phát nổ, chiếc xuồng dọt mất và Tâm bị bỏ rơi. Tìm cách khác, anh bơi tìm một chiếc xuồng khác của thường dân, định chạy về miền nam. Khi leo lên tầu anh rơi vào tay lực
lượng tự vệ điạ phương, địch đã báo động khắp nơi.

Căn cứ hải quân Quảng-Khê nổ bùng lên, chiếc Swatow 185 chìm ngay. Trong lúc hỗn
loạn, chiếc Swatow 161 chạy ra biển đuổi theo chiếc xuồng nhỏ đến chiếc Nautilus 2.
Trên tầu Nautilus 2, thủy thủ ráng chống cự với đại liên rồi tháo chạy về hướng nam. Đến 6:00 giờ sáng, chiếc Nautilis 2 bị trúng đạn hư máy nằm chờ chết. Chiếc Swatow bắn chiếc Nautilus 2 tan tành, người nhái Nguyễn Chuyên thoát chết đợt đầu cũng hy sinh cùng với một thủy thủ. Sau khi chiếc Nautilus 2 chìm, mười người sống sót được chiếc Swatow vớt lên bắt làm tù binh.

Thêm một người nữa Nguyễn-Văn-Ngọc vẫn còn trốn trên chiếc tầu đang chìm, không ai hay biết. Sau khi chiếc Swatow đi khỏi, anh Ngọc trôi dật dờ qua vĩ tuyến mười bẩy và được phi cơ tuần tiễu trông thấy cứu sống. Ngày 21 tháng Bảy, Hà-Nội đưa toán biệt kích hải quân ra tòa, lần thứ hai họ xử án biệt kích. Có người bị tù chung thân. Bị thất bại, phải đến năm sau cơ quan CIA mới tổ chức lại được những trận đột kích phá hoại trong vịnh Bắc Bộ.

Đến cuối mùa hè 1963, toán huấn luyện người nhái SEAL của hải-quân Hoa-Kỳ đã huấn luyện xong cho bốn toán biệthải Việt-Nam. Mỗi toán được tuyển mộ gồm dân sự và mấy hạ-sĩ-quan trong lục quân VNCH. Trong bốn toán, Neptune là toán người nhái, toán Cancer gồm toàn quân nhân sắc tộc thiểu số Nùng tuyển mộ từ sư-đoàn 5 bộ binh. Người tổ chức các toán biệt hải là Gougleman, ông ta yêu cầu được cung cấp loại tầu tốt hơn, chạy nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn để tránh chuyện thảm-hoạ xẩy ra như chiếc Nautilus 2 trong năm trước đây.

Do sự yêu cầu, hải quân Hoa-Kỳ bàn giao hai chiếc tầu tuần tiễu phóng thủy lôi
PT-810, PT-811 cho đơn vị biệt hải (Marops / Maritime Operation/Hành quân biển).
Hai chiếc này đến Đà-Nẵng được đổi tên là PTF-1, PTF-2. Trong khi đó cơ-quan CIA
không đợi sự chấp thuận, đặt mua hai chiếc Nasty của Na-Uy đem về đặt tên là PTF-3, PTF-4. Thêm vấn đề nhân lực, cơ quan CIA thuê người Na-Uy để lái tầu vì người Hoa-Kỳ không được phép ra đến hải phận miền bắc. Ba thủy thủNa-Uy đến Đà Nẵng với công-tra sáu tháng, họ có biệt danh là Viking. Theo đại-úy Trương-Duy-Tài một sĩ quan trong đơn vị biệt-hải, người 'Viking' sống rất hợp với thủy thủ Việt-Nam và rất rành đi biển.

Ngày 15 tháng Mười Hai, một chiếc PTF hướng ra miền bắc, đem theo toán người nhái Neptune. Trước khi đến mục tiêu, chiếc tầu bị lạc hướngphải quay về Đà Nẵng, hủy bỏ chuyến công tác. Cơ quan CIA đợi qua năm mới, ngày 14 tháng Giêng năm 1964 thực hiện hai mục tiêu cùng lúc. Hai chiếc Swift rời bến chạy song song cho đến vĩ tuyến 17 tẽ ra, một chiếc hướng về nhà máy dọc theobãi biển gần Đồng-Hới. Chiếc thứ hai tiếp tục chạy thêm mười tám cây số tới sông Ron trong tỉnh Quảng Bình.

Toán biệt hải tấn công Đồng Hới có biệt danh Zeus không gặp trở ngại. Họ đến đúng lúc mặt trời lặn, toán biệt hải chèo xuồng cao-su vào bờ. Trên bờ họ đặt dàn hoả tiễn
nhỏ, đặt giờ nổ do CIA chế bìến hướng vào nhà máy rồi rút êm trở lại chiếc Swift.
Trước khi quay về họ thả thêm mấy thùng truyền đơn đả phá chế độ cầm quyền
ngoài Bắc xuống biển để sóng đánh trôi vào bờ.

Toán thứ hai biệt danh Charon không được may. Khi chiếc Swift còn cách mục tiêu chừng mười chín cây số, viên thuyền trưởng người Na-Uy trông thấy có chiếc tầu từ
hướng bắc chạy về phiá ta. Chiếc Swift chạy quanh co để tránh cho đến khi mất bóng
chiếc tầu lạ, rồi tiếp tục đến tục tiêu, họ đã chậm mất tiếng đồng hồ.

Sau khi biểu quyết tiếp tục nhiệm vụ, người trưởng toán ra lệnh cho toán Charon xuống xuồng cao-su. Khi gần đến cửa sông Ron, các người nhái đi chân nhái rồi bơi vào. Một cặp hai người sẽ bơi vào bờ phiá bắc, cặp khác đến bờ phiá nam giòng sông. Một cặp bất ngờ gặp phải một chiếc tầu đi ra. Vì lòng sông cạn, nhiều sình. Hai người nhái sợ người trên tầu trông thấy vội vã bơi trở lại chiếc xuồng cao su đang đợi nơi cửa biển. Cặp người nhái thứ hai biến mất, không thấy trở lại. Vị thuyền trưởng Na-Uy vẫn ráng đợi cho đến khi mặt trời lặn. Lúc nổ máy, bỗng ông ta trông thấy có đèn hiệu chiếu ra từ bờ, liều mạng viên thuyền trưởng can đảm lái luôn chiếc Swift chạy vào bờ, vớt lên hai người nhái mất tích ban chiều. Nhiệm vụ đã xong, họ hướng về căn cứ xuất pháttrong Đà-Nẵng.

Kenneth Conboy, Dale Andradé, United Press, 2000
Bạch-Hổ

No comments: