Năm 1965, Ðại-Tá Donald Blackburn được đề cử làm chỉ huy trưởngđơn vị Liên-Ðoàn Nghiên-Cứu, Quan-Sát (SOG). Ông ta là một sĩ quan thâm niên trongnghành Lực-Lượng Ðặc-Biệt, một trong những người nổi tiếng trên thế giới về du-kíchchiến. Ðơn-vị SOG được lệnh của tướng Westmoreland xâm nhập hệ thống đường mòn Hồ-Chí-Minh đưa quân đội Bắc Việt vào miền Nam Việt-Nam.
Lúc đó chưa ai biết chắc chắn chuyện gì đang xẩy rabên Lào. Ðó cũng là mục tiêu cho cuộc hành quân Shining Brass do đơn vị SOG đảm trách. Ðại-Tá Blackburn chỉ định Ðại-Tá Arthur D. 'Bull' Simons chỉ huy cuộc hànhquân. Ðại-Tá 'Bull' Simmons có tầm vóc dễ nể, rất xứng đáng với danh hiệu 'Bò Mộng' của ông ta... to lớn, bành-ki. Trong trận Thế Chiến ThứHai, tiểu đoàn 6 Biệt-Ðộng- Quân của Bull Simons là đơn vị trinh-sát, tai và mắt cho sư đoàn 11 Nhẩy-Dù Hoa-Kỳ và đi tiên phong trong trận đổ bộ lên đảo Leyte, Phi-Luật-Tân.
Ðại-Tá Bull Simons cũng biết vùng nam Lào do trước đây, ông ta đã tuyển mộ, huấn-luyện người sắc tộc Kha cho cơ-quan tình báo CIA năm 1961-1962. Hiệp-định Geneva 1962, trung-lập hóa Ai-Lao, Bull Simons và các hoạt độngbí mật của Lực-Lượng Ðặc-Biệt Hoa-Kỳ cũng rút lui. Hành quân Shining Brass lấy quân tình nguyện từ Liên-Ðoàn 1 LLÐB/HK và bắt đầu huấn luyện bên Okinawa.
Ðến cuối mùa hè, 16 quân nhân mũ-xanh đã thụ huấn xong, đủ cho năm toán viễn thám còn dư một người làm trừ-bị. Theo đường lối làmviệc của Ðại-Tá Simons, mỗi toán viễn-thám sẽ gồm hai hoặc ba quân mũ xanh Hoa-Kỳ và chín quân nhân khác tuyển mộ từ các bộ lạc sắc tộc thiểu số. Toán viễn thám hỗn hợp này có đầy đủ kinh nghiệm để hoàn thành sứ mạng, người Hoa-Kỳ có phương tiện đầy đủ, vũ-khí, máy móc tối tân, người thiểu số có kinh nghiệm đi rừng, phục kích v.v...Thêm một điều
nữa là, các toán viên đa số là người sắc tộc, sự tổn thất về nhân mạng của người Hoa-Kỳ sẽ giảm đi rất nhiều.
Lúc bắt đầu, quân thiểu số thuộc gốc người Nùng, họ khởi nguồn từ phiá nam tỉnh Quảng Tây bên Tầu. Trongtrận chiến Ðông-Dương, họ nổi tiếng là những chiến-sĩ can-trường, đặc biệt về những hoạt động biệt-kích trong lòng địch. Chính quyền miền Nam cho họ được hưởng những quyền lợi đặc biệt dành cho các sắc dân thiểu số. Họ không bị động-viên, không phải tham gia nghiã vụ quân sự, nhờ vậy đơn vị SOG tha hồ tuyển mộ họ. Một quân nhân Nùng cấp bậc thấp nhất được lãnh lương hàng tháng khoảng 60 dollars, tương đương vớimột sĩ quan cấp Ðại-Úy trong Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Theo kế-hoạch của Ðại-Tá Simons trong đợt một, các toán viễn-thám sẽ thám-sát vùng nam Lào, nhận diện các căn-cứ, nơi đóng quân của quân Bắc Việt sau đó hướng dẫn các phi vụ oanh kích vào các mục tiêu trên. SOG tổ chức thêm những đơn vị xungkích cấp đại-đội dùng chiến thuật trực-thăng-vận tấn công chớp nhoáng vào những căn cứ, bộ chỉ huy, kho quân dụng của địch khi những toán viễnthám
đã tìm ra. Dưới hoả lực yểm trợ mạnh mẽ của khôngquân, các đại đội xung kích (Hatchet Forces) sẽ nhẩy xuống, tràn vào tiêu hủy mục tiêu rồi rút nhanh trước khi địch kịp trở tay. Những đợt tấn công chớp nhoáng này nằm trong đợt hai.
Trong đợt ba, SOG sẽ tuyển mộ quân thiểu số bên Lào, phục kích phá hoại các đơn vị Bắc Việt để họ phải tập trung cho vấn đề an-ninh. Lúc đó địch quân sẽ là miếng mồi ngon lành cho các phi vụ oanh-kích và các đơn vị xungkích. Kế hoạch của Ðại-Tá Blackburn bị vị đại-sứ Hoa-Kỳ William Sullivan bên Lào cản trở. Vị này giới hạn phạm vi hoạt động của SOG trong hai ô-vuông dọc theo biên giới Việt-Lào. Ông ta đòi hỏi thêm, tất cả các cuộc oanh Kích đều phát xuất từ Thái-Lan và cấm xử dụng trực thăng thả quân xâm nhập. Các toán viễn-thám đều phải lội bộ xâm nhập vào đất Lào, mặc dầu họ vẫn có thể được trực thăng bốc về trong trường hợp khẩn cấp.
Gặp trở ngại với vị đại-sứ, Ðại-Tá Blackburn xin được một phi đoàn trực thăng thuộc Không-Lực VNCH biệt phái, đó là phi-đoàn 219 đóng ngoài Ðà-Nẵng. Các phi-công trong phi đoàn 219 lái những chiếc trực thăng H-34 cũ-kỹ nhưng rất bảo đảm. Họ rất can-đảm và rất nổi tiếng trong huyền thoại của đơn-vị SOG, đã cứu thoát nhiều quân nhân biệt-kích.
Ðầu tháng chín, Ðại-Tá Simons lập bộ chỉ huy tiềnphương cho hành quânShining Brass ngoài Ðà-Nẵng do Trung-Tá Ray Call chỉ huy. Bộ chỉ huy trong Saigon bắt đầu gọi BCH/Ðà-Nẵng là C&C cho các toán viễn thám trong hành quân Shining Brass. Sau này trở nên các C&C North, Central và South (BCH-Bắc, Trung và Nam). BCH/Ðà-Nẵng nằm trong phi trường.
Tuy nhiên, Ðà Nẵng vẫn còn cách xa biên giới Lào-Việt, hành-quân Shining Brass cần một Căn-Cứ Hành-Quân Tiền-Phương (FOB) để chứa quân, nhiên-liệu cho trực thăng và đưa các toán viễn thám xâm-nhập. Họ quyếtđịnh xử dụng trại LLÐBKhâm-Ðức, cách Ðà-Nẵng 60 dặm về hướng tây-nam, cách biên giới Lào-Việt chừng 10 dặm làm căn cứ hành-quân. Thiếu-Tá Charlie Norton được chỉ định làm trưởng căn cứ, Ðại-úy Larry Thorne chịu trách nhiệm thả các toán viễn thám.
Năm toán đầu tiên hoàn tất huấn luyện trong trại LLÐBKhâm-Ðức là Iowa, Alaska, Idaho, Kansas và Dakota. Toán trưởng có danh hiệu là Một-Không (One-Zero), toán phó là Một-Một, nhân-viên truyền tin là Một-Hai. Toán viên người Nùng hoặc thêm một sĩ-quan LLÐB/VN đi theo học hỏi kinh-nghiệm về kỹ thuật viễn-thám.
Toán đầu tiên nhẩy sang Lào trong hành-quân Shining Brass là toán Iowa gồm hai quân nhân Hoa-Kỳ, một sĩquan LLÐB/VN và bẩy biệtkích quân Nùng. Họ mặc quân phục không cấp-bậc, phù-hiệu đơn-vị, quần áo, ba-lô đều sản xuất tại Việt-Nam. Vũ-khí mang theo là tiểu liên 9 ly của Thụy-Sĩ, súng ngắn 9 ly của Bỉ. Tất cả đồ trang bị của họ đều bí mật, trường hợp bị giết, địch cũng không biết họ là ai?
Trường hợp bị bắt sống, toán viên Iowa được dặn dò trả lời rằng họ trên đường đi tìm chiếc máy bay C-123 bị rớt và không dè 'đi lạc' qua biên giới. Một toán lôi Hổ trong căn cứ hành quân tiền phương Ðể đỡ thêm cho câu trả lời, SOG làm thêm bản đồ giả đặc biệt dời đường phân chia ranh giới Việt-Lào 10 cây-số về hướng tây.
Mặc dầu Hà-Nội vẫn chối là không có quân ở bên Lào, đến tháng 10 năm 1965, quân phòng-vệ, công-binh, tiếp vận của họ ở bên Lào lên đến 30 ngàn quân, chưa kể 4500 quân xâm-nhập vào miền Nam mỗi tháng. Khoảng 200 xe vận tải chở đồ tiếp liệu di chuyển trên đường mòn Hồ-Chí-Minh hàngtháng. Ðến mùa thu 1965, không ảnh cho biết quân Bắc Việt đã phát triển hệ thống đường dài 900 dặm vào tới caonguyên trung phần. Ngày 02 tháng 10 năm 1965, không ảnh do phi cơ thám thính U-2 chụp
được cho thấy địch quân mở thêm đường mới bên Lào, và xe vận tải di chuyển trên đường.
Mục tiêu cho toán Iowa là D-1, khoảng 20 dặm tâybắc Khâm-Ðức, nơi đường 165 của Lào đến gần biên giới. Mục tiêu D-1 là nơi tình nghi quân Bắc Việt đặt súng cối và bắn hỏa tiễn vào các đơn vị Thủy-Quân Lục-Chiến và căn cứ Không-Quân Hoa-Kỳđóng tại Ðà-Nẵng. 18 tháng 10 năm 1965, báo chí Hoa-Kỳ đăng tin sưđoàn 1 Không-Kỵ Hoa-Kỳ đụng nặng với quân Bắc Việt thuộc hai trung-đoàn 66 và 33 trong thung lũng Ia Drang. Không aibiết cùng lúc trong trại LLÐB Khâm-Ðức có chuyện bí mật đang tiến hành.
Vừa qua buổi trưa, tất cả mọi người trong toán Iowa mở ba-lô, túi quần áo để thanh tra lần cuối cho chác chắn, họ không được mang theo những gì liên hệ đến quốc gia Hoa-Kỳ. Trong khi các quân nhân biệt kích đang bắn thử súng của họ, Thiếu-TáNorton, Ðại-Úy Thorne đưa các phi-công Việt-Nam, phi công trực thăng yểm trợ và phi công lái máy bay thám-thính, điều hành không yểm tiền tuyến (FAC) vào trung-tâm hành-quân bàn kế hoạch thả toán biệt kích.
Nơi thả toán Iowa là một khu vực cây cối bị đốn và đốt cháy, dân tộc thiểu-số ở Lào cũng như ở Việt-Nam vẫn thường đốt rừng làm rẫy. Theo kế hoạch, toán sẽ được thả vào lúc trời sắp tối làm cho địch không có thì giờ như lúc trời còn sáng cho quân truy lùng. Trường hợp chạm địch tại bãi thả, trực thăng H-34 do phi công Việt-Nam lái vào bốc toán trong khi các trực thăng võ trang khác bắn yểm trợ.
Lúc 5g45 chiều, máy bay thám thính (FAC) do Thiếu-Tá không-quân Harley Pyles cất cánh trước chở theo sĩ-quan không-yểm của SOG ở Saigonlà Ðại-Úy TQLC Winfield Sisson. Vài phút sau Pyles báo cáo về là thời tiết có mây thấp cùng với sương mù, lệnh tiến hành việc thả toán viễn thám được ban ra. Ba chiếc H-34 nổ máy, sẵn sàng ra đi. Các quân nhân Hoa-Kỳ đã phải để lại tất cả thẻ bài, thẻ căn cước, kể cả thuốc lá Hoa-Kỳ. Trường hợp họ bị giết lấy không được xác, chính quyền Hoa-Kỳ sẽ chối cãi về hành tung của họ.
Ðúng 6 giờ chiều các trực thăng cất cánh đem theo toán Iowa, các trực thăng võ trangbay theo yểm trợ. Ðến điạ điểm, ba chiếc H-34 đáp xuống chớp nhoáng và toán Iowa biến mấtvào bià rừng. Ðại-Úy Thorne, người chịu trách nhiệm thả toán cho lệnh hai chiếc H-34 bay về trước, sau đó là máy bay thám thính và trực thăng võ trang.Ông ta chờ cho đến khi toán Iowa báo cáo là đã an-toàn mới bay trở về Khâm-Ðức.
Ðại-Úy Thorne cùng chiếc H34 của phi đoàn 219 KQ/VN mất tích. Ngay từ phút đầu tiên trong hành quân Shining Brass đã có tổn thất. Chiếc máy bay thám thính do Thiếu-tá Pyles láicùng với Ðại-úy Sisson cất cánhrời trại LLÐB Khâm-Ðức trên đường về Ðà-Nẵng cũng biến mất luôn. Ngày đầu, quân-đội Hoa-Kỳ đã mất đi ba quân nhân MIA, không tìm ra. (Mới tìm ra năm 2003).
Rạng đông ngày hôm sau, Thiếu-Tá Norton được báo cáo toán Iowa đã đến mục tiêu D-1, có quân đội Bắc Việt trongvùng. Ðịch quân có mặt khắp nơi, đóng quân rải rác và có hệ thống đường mòn. Sang ngày thứ ba N+2, sau khi đi qua nhiều đường mòn, toán đi về hướng có tiếng động cơ xe vận tải để quan sát. Họ đụng phải toán quân Bắc Việt đang đi tuần, hai bên nổ súng, người khinh-binh Nùng đi đầu trúng đạn gục xuống, quân Bắc Việt đuổi theo.
Thiếu-Tá Norton than 'Chúng tôi không thể đem trực thăng vào bốc họ ra được'. Phải đem theo đồ trang bị cùng với xác chết của người quân nhân xấu số, toán Iowa lẩn tránh quân săn đuổi chậm chạp, quân Bắc Việt tẽ ra như cánh quạt truy lùng đám Biệt-Kích. Hai hôm sau, trời quang đãng, toán Iowa gọi 37 phi vụ F-105 oanh kích, rồi trực thăng H-34 vào bốc toán Iowa ra khỏi vùng nguy hiểm.
Mục tiêu kế tiếp trong hành quân Shining Brass cách mục tiêu trước chừng 10 dặm, một con đường lớn gần biên giới, nơi quân Bắc Việt làm căn cứ dưỡng quân, tồn trữ đồ tiếp vận cho những trận tấn công vào phầnđất Nam Việt-Nam. Ðặt tên là A-1, mục tiêu này nằm trong thung lũng, có cỏ tranh cao rất dễ để lại dấu vết cho địch quân.
Ngày 02 tháng 11 năm 1965, toán viễn thám Alaska có ba quân nhân Hoa-Kỳ xâm nhập mục tiêu A-1. Quân Bắc Việt báo động có toán biệt-kích xâm nhập, hai bên chơi trò mèochuột cả đêm. Toán Alaska khám phá một hệ thống đường mòn cho xe đạp và đi bộ phát xuất từ đường 165 bên Lào và những toán tuần tiễu của địch đang truy lùng họ. Sau ba ngày lẫn tránh, đến ngày thứ tư, quân Bắc Việt tìm ra toán Alaska. 'Chúng tôi chạy hoài, rồi tiếp tục chạy'. Sau cùng họ quyết định chạy lên một ngọn đồi cao nhất dùng máy truyền tin liên lạc yêu cầu bốc toán về. Quân Bắc Việt bao vây tứ phiá. Trên đỉnh đồi là đám cỏ tranh cao hơn đầu người, họ liên lạc được với máy bay thám thính (FAC) và được cho biết các phi tuần oanh kích cùng trực thăng cấp cứu đang trên đường đến mục tiêu.
Quân Bắc Việt đốt đám cỏ tranh định thiêu sống mấy quân nhân biệt-kích nhưng họ ráng chịu đựng khói không ra hàng. Mười phút sau, các phi cơ F-105 đến oanh kích không cho địch quân tiến lên đồi, rồi một chiếc H-34 đáp khẩn xuống giữa đám cháy đem toán Alaska ra. Không một người bị thương, cám ơn các anh hùng phi công Việt-Nam trong phi đoàn 219.
Ðầu tháng 12 năm 1965, các toán viễn thám Kansas và Idaho cũng nhẩy vào vùng xâm nhậptừ trại LLÐB Khâm-Ðức. Cũng như hai toán đầu, Idaho cũng vừa bắn vừa tìm lối thoát. Lúc đó Ðại-Tá Bull Simons quyết định đổi hướng. Ngày 11 tháng 12, một đoàn 24 chiếc B-52 thả bom lần đầu tiên trên đất Lào. 2600 quả bom nổ trên mục tiêu do toán Iowa tìm ra.
Hành quân Shining Brass chuyển hướng xuống phiá nam Lào bên cạnh miền cao-nguyên trung phần miền nam Việt-Nam. Các toán xâm nhập từ phi đạo ở Dak-Tô, thám sát vùng lân cận đường 110E bên Lào, tìm kiếm các căn cứ của địch cũng như hệ thống đường mòn vào lãnh thổ miền Nam. Mục tiêu K-1 do toán Kansas xâm nhập, chạm súng nặng với địch quân. Toán phải phân tán làm hai biệt kích Nùng mất tích. Toán Idaho nhẩy vào cũng đụng, một biệt-kích mũ-xanh Hoa-Kỳ bị thương nhẹ, mộtngười Nùng tử trận. Ðến cuối năm 1965, có tất cả 8 chuyến xâm nhập trong hành quân Shining Brass, 6 chuyến khám phá ra căn cứ của địch, đường mòn hoặc kho tiếp vận.
Sau mỗi chuyến xâm nhập khoảng năm, sáu ngày sau, toán viễn thám sẽ bay vào Saigon để báo cáo kết quả về chuyến đi trong bộ chỉ huy đơn vị SOG. Những buổi tường trình có thể kéo dài nửa ngày hoặc nhiều ngày. Cuối cùng ngành tình báo Hoa-Kỳ đã biết được những hoạt động cuả địch quân trên đất Lào.
Carrollton, Texas Cọp Khánh-Hòa
Tuesday, June 30, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment